Bí quyết 'xử lý' khi con không nghe lời

Nuôi dạy con - 11/24/2024

Ứng xử với một đứa trẻ bướng bỉnh đòi hỏi phải có sự tinh ý, nhạy bén.

Bướng bỉnh không phải là đặc thù tính cách của trẻ mà tính cách này đã được ‘cộng thêm’ trong quá trình học hỏi của trẻ khi ‘liên kết’ với cách dạy dỗ của cha mẹ.

Ứng xử với một đứa trẻ bướng bỉnh đòi hỏi phải có sự tinh ý, nhạy bén. Giọng nói, cảm xúc, ánh mắt, thái độ… của mẹ đều có thể in dấu lên tâm trí và tạo thành những lối mòn trong hành động của trẻ.

Bí quyết 'xử lý' khi con không nghe lời

Ảnh minh họa

Dưới đây là 8 gợi ý dành cho cha mẹ để đối phó với những đứa trẻ bướng bỉnh một cách dễ dàng.

1. Không bao giờ quát mắng trẻ.Quát mắng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ, và sau này sẽ hình thành cảm giác không tự tin, sợ hãi và những nỗi ám ảnh về mặt tinh thần.

2. Nói chuyện với con. Hãy giải quyết những vấn đề của bạn một cách nhẹ nhàng bằng việc nói chuyện mặt đối mặt với chúng. Bạn hãy cố gắng làm cho con hiểu vấn đề một cách logic và đưa ra các lý do hợp lý. La hét, quát mắng và đánh đập chỉ khiến trẻ càng thêm ức chế và bướng bỉnh hơn mà thôi.

3. Bạn hãy ngồi xuống, nhìn vào mắt trẻ, đối diện với trẻ khi nói chuyện với chúng. Lý do là vì trẻ sẽ có cảm giác thua kém bạn khi bạn đang đứng và nhìn xuống và vì thực tế là chúng thấp hơn bạn rất nhiều.

4. Không bao giờ dọa con về bất cứ điều gì. Ví dụ, có rất nhiều bậc cha mẹ thường hay doạ ma, trộm hay công an với con của mình như: ‘Nếu con mà làm như vậy thì… sẽ đến và bắt con đi rồi nhốt con lại…’. Điều này chẳng giúp ích được gì vì nó không có thật. Giả sử trẻ làm điều gì đó sai và những điều bạn dọa chúng cũng không xảy ra thì trẻ sẽ không còn tin vào bạn nữa và vẫn sẽ tiếp tục hành động sai của mình. Cách doạ trẻ như vậy còn có thể gây ra những ảnh hưởng về tinh thần như sợ hãi, ám ảnh.

5. Không bao giờ nói dối trẻ. Ví dụ như là: ‘Chúng ta sẽ không đi mua sắm nữa’ (trong khi trên thực tế bạn vẫn đi) hay ‘Mẹ sẽ quay lại trong vòng 2 tiếng nữa’ (trong khi đó bạn có kế hoạch cả ngày bận rộn) và không bao giờ bảo trẻ nói dối như: ‘Con nói với bác ở ngoài cửa là mẹ không có nhà nhé!’…

Cha mẹ là những người duy nhất trên thế giới mà trẻ tin tưởng không điều kiện và chúng luôn luôn coi cha mẹ như những hình tượng lý tưởng nhất. Nhưng khi bạn nói dối trẻ và khi chúng biết được sự thật, chúng sẽ không bao giờ tin tưởng bạn nữa. Bảo trẻ nói dối sẽ làm cho lời nói dối trở thành một điều hết sức bình thường đối với trẻ và chúng sẽ trở thành một người nói dối thường xuyên, sẽ nói dối tất cả mọi người và kể cả bạn nữa.

6. Hãy duy trì giọng nói của bạntrong khi nói chuyện với trẻ về hành vi của chúng. Không nên quá nhẹ nhàng vì nó sẽ làm bình thường hóa vấn đề. Cũng không sử dụng giọng hối tiếc vì điều này sẽ làm cho trẻ như được ‘mở đường’. Không bao giờ quát tháo nhưng cũng không bao giờ mỉm cười. Hãy nói chuyện với trẻ bằng một giọng nghiêm túc, kiên quyết và cứng rắn như khi bạn đang trong một cuộc phỏng vấn hay như khi đang nói chuyện với nhân viên của mình. Nói chuyện với trẻ một cách tôn trọng, không làm tổn thương đến lòng tự trọng của trẻ nhưng phải rõ ràng để trẻ hiểu rằng: Bạn là cha mẹ của chúng, chúng phải lắng nghe và chúng phải tôn trọng bạn.

Bí quyết 'xử lý' khi con không nghe lời

Ảnh minh họa

7. Hãy thử biện pháp ‘naughty chairnếu tình huống vượt ra ngoài kiểm soát. ‘Naughty chair’ có thể là một chiếc ghế hoặc một nơi nào đó mà không có bất kỳ đồ chơi hay hình thức giải trí nào cả vì trẻ con không bao giờ thích ngồi yên một chỗ mà không có gì chơi hay không có ai đẻ nói chuyện. Đó là một góc trong phòng nơi mà trẻ phải ngồi suy nghĩ trong vòng 5 phút bất kỳ khi nào trẻ hành động sai (Bạn nhớ là hãy luôn luôn giữ trẻ trong một căn phòng cố định và bạn cũng có ở đó, không bao giờ đưa trẻ sang một phòng khác hay khoá trẻ ở trong phòng một mình).

Nếu trẻ ra khỏi ghế trước 5 phút thì đơn giản là bạn sẽ lặp lại biện pháp này một lần nữa. Và nếu trẻ tỏ ra cố tình bướng bỉnh hơn, hãy tăng thời gian ngồi trên ‘naughty chair’ đồng thời nói với trẻ rằng bạn sẽ tiếp tục tăng thêm thời gian cho đến khi chúng ngồi đủ giờ và xin lỗi vì hành động sai đó. (Đừng để thời gian kéo dài quá 10-15 phút vì hầu hết trẻ em sẽ được ‘thuần hoá’ trong khoảng thời gian đó). Khi trẻ nhận ra lỗi của mình hãy tha lỗi cho chúng và ôm chúng vào lòng.

8. Khuyến khích, động viên trẻ:Bí quyết cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là nếu bạn nhận ra bất kỳ sự thay đổi hay tiến bộ nào của trẻ, bạn hãy khuyến khích, động viên chúng. Điều này không những thúc đẩy sự tự tin của trẻ mà còn cho chúng cảm giác được mọi người khen ngợi. Khuyến khích trẻ tiến bộ thêm nữa.

Những bí quyết trên thoạt nghe có vẻ khó thực hiện nhất là khi những đứa trẻ bướng bỉnh luôn làm bạn phải đau đầu, nhưng bạn hãy bình tĩnh, kiên trì và bạn sẽ thấy được kết quả tuyệt vời của nó. Hãy làm mọi việc bằng tình yêu bạn dành cho các con và bạn sẽ thành công.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!