Bị thai ngoài tử cung nên ăn gì? 3

Bạn Cần Biết - 11/24/2024

Sau điều trị thai ngoài tử cung, cơ thể chị em thường yếu vì mất đi một lượng máu nhất định, sức đề kháng kém. Vì vậy bên cạnh sử dụng các loại thuốc kháng sinh phòng viêm nhiễm, chị em cần chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống để giúp tăng khả năng hồi phục và đảm bảo không ảnh hưởng đến chức năng sinh sản về sau

Sau điều trị thai ngoài tử cung, cơ thể chị em thường yếu vì mất đi một lượng máu nhất định, sức đề kháng kém. Vì vậy bên cạnh sử dụng các loại thuốc kháng sinh phòng viêm nhiễm, chị em cần chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống để giúp tăng khả năng hồi phục và đảm bảo không ảnh hưởng đến chức năng sinh sản về sau

Mang thai ngoài tử cung là gì?

Mang thai ngoài tử cung là bất thường trong mang thai có thể là do tắc vòi trứng hẹp hay do trứng sau khi đã thụ tinh di chuyển chậm nên nằm lại và phát triển bên ngoài tử cung. Thai ngoài tử cung xuất hiện các biểu hiện nhận biết như đau bụng, đau lưng, chảy máu âm đạo, chóng mặt, buồn nôn, đau vai...đây là những triệu chứng tăng lên theo cấp độ nên chị em cần hết sức đề phòng.

Bị thai ngoài tử cung nên ăn gì?
                    
                    
                        
                        3

Phương pháp bỏ thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung là một trường hợp bất thường vì một lý do nào đó, chẳng hạn như vòi trứng bị hẹp hay tắc, hoặc do trứng di chuyển chậm hơn bình thường, trứng đã thụ tinh sẽ nằm lại bên ngoài tử cung và phát triển tại đó, khi đó có tình trạng thai nằm ngoài tử cung (gọi tắt là thai ngoài tử cung). Triệu chứng sớm của những phụ nữ mang thai ngoài tử cung là đau bụng, đau lưng, chảy máu âm đạo, chóng mặt, buồn nôn, đau vai.

Nếu mang thai ngoài tử cung không bị vỡ và kích thước dưới 3,5 cm, các bác sĩ sẽ chỉ định cho dùng thuốc methotrexate. Loại thuốc này sẽ được tiêm và gây ra sảy thai.

Trong trường hợp thai ngoài tử cung bị vỡ, phẫu thuật là phương pháp cần thiết. Các bác sĩ sẽ tiến hành mổ bụng hoặc mổ nội soi để lấy khối thai ra.

Phẫu thuật điều trị thai ngoài tử cung không phải là quá phức tạp, vậy nhưng sau đó, cơ thể người phụ nữ rất yếu và mất nhiều máu. Chính vì vậy, chế độ ăn uống cho chị em mang thai ngoài tử cung là vô cùng quan trọng.

Bị thai ngoài tử cung nên ăn gì?

Sau phẫu thuật, cơ thể người phụ nữ thường yếu kém về thể chất, và dễ đổ mồ hôi. Lượng mồ hôi này hòa tan nhiều vitamin, đặc biệt là các vitamin C, vitamin B1, B2... làm thất thoát dinh dưỡng. Mẹ nên lưu ý ăn nhiều rau tươi và trái cây. Lựa chọn thực phẩm rau cần thiết không chỉ chú ý đến dinh dưỡng mà còn cần phải an toàn, sạch, dễ tiêu hóa và hấp thụ.

Việc bổ sung protein chất lượng cao là rất quan trọng trong 2 tuần đầu sau mổ, đặc biệt là với những chị em bị thiếu sắt do mất máu. Phụ nữ mang thai ngoài tử cung có thể ăn nhiều cá tươi, thịt gà, thịt lợn, trứng, sữa, đậu và các chế phẩm từ đậu nành. Lượng đạm vừa đủ cho một người trưởng thành khoảng 0,8-1,2g đạm cho 1 kg thể trọng thì đối với phụ nữ mang thai ngoài tử cung, con số này nên là 1,5-2g cho 1 kg thể trọng.

Bị thai ngoài tử cung nên ăn gì?
                    
                    
                        
                        3

Trong vòng một tuần sau khi phẫu thuật kiểm soát thai ngoài tử cung, phụ nữ chỉ nên ăn khoảng 80 gram chất béo mỗi ngày. Hạn chế ăn quá nhiều chất béo.

Vì cơ thể dễ đổ mồ hôi dẫn đến mất nước, phụ nữ mang thai ngoài tử cung cũng cần chú ý phải uống nước thường xuyên, làm giảm sự bay hơi nước của cơ thể.

Để tránh rối loạn kinh nguyệt, kích thích các cơ quan tình dục... chị em nên hạn chế ăn các thức ăn cay như ớt, rượu, giấm, hạt tiêu, gừng. Cũng không nên ăn cua, ốc, hến và các loại thực phẩm lạnh khác.

Như vậy, mẹ mang thai ngoài tử cung nên ăn ít thực phẩm lạnh, chú ý giữ ấm, tránh quan hệ vợ chồng lại quá sớm, nên ăn cháo cá và muốn có thai trở lại, cần phải đợi ít nhất là một năm để các chức năng sinh sản ổn định trở lại.

Chia sẻ của bạn đọc

Theo chia sẻ của các mẹ từng bị thai ngoài tử cung, nickname khakhakha -thành viên Webtretho cho biết: "Mình bị thai ngoài từ tháng 12 năm ngoái, phải mổ bóc tách 1 bên vòi trứng, đến nay thì đã có 1 bé trai trong bụng đc 16w rồi đó. Lúc đi khám thai mình kể với bác sĩ là có "kiêng cữ" 1 thời gian cho cơ thể ổn định thì bác sĩ bảo là chả cần kiêng gì đâu, các mẹ cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất và quan trọng nhất là luôn phải giữ cho mình tinh thần thật là thoải mái để đón em bé lần sau."

Xem thêm:

  • Những điều cần biết về xét nghiệm Beta HCG thai ngoài tử cung
  • Mang thai ngoài tử cung bao lâu thì phát hiện?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!