Bị thủy đậu, thai phụ cần làm gì?

Kiến Thức Y Học - 05/21/2024

Thai phụ nhiễm thủy đậu sẽ phải đối diện với nguy cơ xấu ảnh hưởng tới thai nhi. Tỉ lệ tử vong ở phụ nữ mang thai mắc bệnh thủy đậu cao nhất trong số những người lớn nhiễm bệnh này. Vậy thai phụ cần làm gì khi bị thủy đậu? Thông tin dưới đây của Lily & WeCare sẽ giúp các mẹ có thêm thông tin về bệnh thủy đậu khi mang thai.

Thai phụ nhiễm thủy đậu sẽ phải đối diện với nguy cơ xấu ảnh hưởng tới thai nhi. Tỉ lệ tử vong ở phụ nữ mang thai mắc bệnh thủy đậu cao nhất trong số những người lớn nhiễm bệnh này. Vậy thai phụ cần làm gì khi bị thủy đậu? Thông tin dưới đây của Lily & WeCaresẽ giúp các mẹ có thêm thông tin về bệnh thủy đậu khi mang thai.

Bệnh thủy đậu là gì?

Bệnh thủy đậu (dân gian thường gọi là trái rạ) là bệnh lây lan qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp do nhiễm Varicella zoster virus (VZV), thường gặp ở trẻ em. Thời gian ủ bệnh khoảng 2 tuần.

Triệu chứng lâm sàng thường dễ nhận biết: sốt, mệt mỏi và nổi bóng nước khắp người, đường kính bóng nước từ 2 – 5mm.

Đây là một bệnh lành tính thường gặp ở trẻ em, tỉ lệ tử vong khoảng 1/50.000 trường hợp bệnh tại Mỹ. Nguy cơ bệnh tăng lên khi có kèm viêm phổi. Hút thuốc lá làm gia tăng nguy cơ viêm phổi trong bệnh thủy đậu.

Bị thủy đậu, thai phụ cần làm gì?

Những ảnh hưởng của bệnh thủy đậu khi mang thai

Nguy cơ cho mẹ

Bệnh thủy đậu (thường gọi là trái rạ) là bệnh lây lan qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp gây nhiễm Varicella zoster virus (VZV). Thời gian ủ bệnh khoảng hai tuần. Triệu chứng lâm sàng thường dễ nhận biết: sốt, mệt mỏi và nổi bóng nước khắp người, đường kính bóng nước 2-5mm. Đây là một bệnh lành tính thường gặp ở trẻ em (khoảng 90% trường hợp mắc bệnh xảy ra ở trẻ dưới 10 tuổi), tỉ lệ tử vong khoảng 1/50.000 trường hợp tại Mỹ.

Theo nhiều nghiên cứu khác nhau, tần suất mắc bệnh thủy đậu nguyên phát (mắc bệnh lần đầu tiên) trong thai kỳ khoảng 5/10.000-7/10.000, bởi hầu hết thai phụ từng mắc bệnh khi còn nhỏ hoặc đã được chủng ngừa trước đó.

Phụ nữ từng nhiễm bệnh thủy đậu trước khi mang thai hoặc đã được chủng ngừa bệnh thủy đậu thì miễn dịch với bệnh này, trong cơ thể đã có kháng thể chống lại bệnh. Vì vậy, đối những thai phụ đã có kháng thể chống lại bệnh thủy đậu không phải lo lắng về biến chứng của bệnh đối với bản thân họ cũng như thai nhi.

Nguy cơ cho con

Đối với những thai phụ mắc bệnh thủy đậu nguyên phát khi mang thai, sự ảnh hưởng của bệnh trên thai nhi tùy vào từng giai đoạn tuổi thai:

Bị thủy đậu trong ba tháng đầu, đặc biệt là tuần lễ thứ 8-12 của thai kỳ, nguy cơ thai nhi bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh là 0,4%. Biểu hiện thường gặp nhất của hội chứng thủy đậu bẩm sinh là sẹo ở da. Những bất thường khác có thể xảy ra là tật đầu nhỏ, bệnh lý võng mạc, đục thủy tinh thể, nhẹ cân, chi ngắn, chậm phát triển tâm thần. Ngoài ra, có thể gây sẩy thai hoặc thai chết lưu.

Đối với các thai phụ trong ba tháng giữa, đặc biệt là tuần 13-20 của thai kỳ, nguy cơ thai nhi bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh là 2%. Sau tuần lễ thứ 20 của thai kỳ, hầu như không ảnh hưởng trên thai.

Bị thủy đậu, thai phụ cần làm gì?

Bị thủy đậu, thai phụ cần làm gì?

Khi bị thủy đậu lúc mang thai thì thai phụ cần được nghỉ ngơi, uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng dễ tiêu hóa, nếu sốt có thể dùng thuốc hạ sốt paracetamol. Giữ vệ sinh thân thể, tránh làm vỡ những bóng nước vì có nguy cơ bội nhiễm.

Vì thai phụ có nguy cơ cao do biến chứng của căn bệnh thường gặp này nên dùng varicella – zoster immune globulin (VZIG) đối với những thai phụ có phơi nhiễm với bệnh mà những thai phụ này chưa từng bị bệnh thủy đậu hoặc chủng ngừa .

Đối với hội chứng thủy đậu bẩm sinh cũng như bệnh thủy đậu sơ sinh thì dùng VZIG sẽ không phòng ngừa được nhiễm trùng bào thai,. Như vậy, việc dùng VZIG cho thai phụ chỉ phòng ngừa biến chứng nặng ở mẹ chứ không giúp ích cho thai nhi hoặc trẻ sơ sinh. Nên dùng VZIG cho bé sơ sinh để dự phòng biến chứng cho trẻ.

Đối với thai phụ nhiễm bệnh thủy đậu diễn tiến nặng có nguy cơ viêm phổi nên được tư vấn dùng Acyclovir đường tĩnh mạch để giảm nguy cơ cho cả mẹ và thai. Acyclovir có vai trò ức chế sự phát triển của virus nên ức chế sự phát triển của bệnh.

Cách phòng ngừa bệnh thủy đậu khi mang thai

- Nên chủng ngừa bệnh thủy đậu khi còn bé hoặc ít nhất 3 tháng trước khi mang thai

- Giữ vệ sinh môi trường và vệ sinh thân thể tốt.

- Khi mang thai nên tránh tiếp xúc với người bệnh thủy đậu.

Như vậy, Lily & WeCare khuyên các bạn nên chủ động phòng tránh và có những phương pháp cụ thể nếu bị thủy đậu khi mang thai để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

Xét nghiệm sàng lọc thai kỳ giữ an toàn cho cả mẹ và thai nhi

Xét nghiệm tại nhà Xander

Xét nghiệm tại nhà Xander đã và đang là lựa chọn của rất nhiều phụ nữ mang thai muốn thực hiện sàng lọc định kỳ bởi: Xander là đối tác độc quyền của Bệnh viên Đại học Y Hà Nộivà hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, Xander cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng với:

  • 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
  • Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
  • Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.

Bị thủy đậu, thai phụ cần làm gì?

Hiện Xander cung cấp 3 gói xét nghiệm Sàng lọc thai kỳ tùy theo từng giai đoạn mang thai của mỗi mẹ, bao gồm: Sàng lọc thai kì từ tuần 11-13, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 15-22, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 32-36. 3 gòi xét sẽ có các xét nghiệm giúp phát hiện sớm các hiện tượng bất thường khi đang mang thai nhằm có những phương pháp chăm sóc hay điều trị phù hợp và kịp thời.

Giá gói xét nghiệm:

  • Sàng lọc thai kỳ từ tuần 11-13:721,000 đồng.
  • Sàng lọc thai kỳ từ tuần 15-22: 720,000 đồng.
  • Sàng lọc thai kỳ từ tuần 32-36: 505,000 đồng.

Cách tính tổng giá xét nghiệm:

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm (theo từng gói khách hàng lựa chọn) + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ Đại học Y Hà Nội tới địa chỉ lấy mẫu

* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline để được tư vấn cụ thể.

Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: (024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)

Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Xem thêm:

  • Mang thai lần đầu bị thủy đậu ảnh hưởng như thế nào?
  • Bà bầu bị thủy đậu thai nhi có ảnh hưởng gì không?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!