Biến chủng của virus Sars-Cov-2 ở Đà Nẵng khiến nhiều bệnh nhân nặng?

Thời sự - 04/28/2024

Trong dịch Covid-19 lần này ở Đà Nẵng, các chuyên gia khẳng định virus SARS-CoV-2 đã biến đổi gen, tăng khả năng bám dính vào cơ thể cũng như khả năng lây nhiễm, làm lây lan nhanh hơn.

Biến chủng mới có nguy hiểm

Từ ngày 25/7 đến nay Đà Nẵng và Quảng Nam đã ghi nhận 30 ca nhiễm Covid-19 đều liên quan tới ổ dịch ở Đà Nẵng và tốc độ lây lan đang nhanh hơn với giai đoạn trước. Đặc biệt, có 5 bệnh nhân nặng phải thở máy. Bệnh nhân nhiễm Covid-19 lần này có nhiều người trên bệnh lý nền sẵn như suy thận mãn, xơ gan, phẫu thuật tim, u ác…

Theo thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hồng Hà nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, virus Sars-Cov-2 gây dịch ở Đà Nẵng lần này đã được phân lập và xác định hoàn toàn mới xâm nhập vào nước ta.

Virus Sars-CoV-2 gây dịch Covid-19 từ khi xuất hiện đến nay đã có nhiều thay đổi biến chủng, gen và hiện nay trên thế giới ghi nhận hàng trăm chủng ở các nước, các khu vực khác nhau.

Bác sĩ Hà cho biết việc phân lập virus chỉ là yếu tố tìm nguồn gốc, dịch tễ để dập dịch và xác định gen, đoạn gen của virus để chúng ta có thể nhanh chóng xác định tốc độ lây lan của dịch để có biện pháp phòng ngừa.

Còn chủng virus mới này đều không liên quan gì tới việc điều trị, chẩn đoán cũng như độc tính của nó. Với bệnh nhân phát hiện nhiễm biến chủng virus Sars-Cov-2 các triệu chứng lâm sàng đều biểu hiện viêm nhiễm đường hô hấp, viêm phổi dẫn tới suy hô hấp, có rối loạn đông máu. 

Biến chủng của virus Sars-Cov-2 ở Đà Nẵng khiến nhiều bệnh nhân nặng?

Biến chủng của virus Sars-Cov-2 ở Đà Nẵng khiến nhiều người bệnh nặng?

Bác sĩ Hà cho biết cộng đồng lo ngại các bệnh nhân Covid-19 Đà Nẵng này nặng nhanh hơn, thở máy nhiều hơn có phải do độc tính virus đã biến đổi là không đúng.

Độc tính virus vẫn không biến đổi, bệnh nhân nặng đều là bệnh nhân có bệnh lý nền như tim mạch, xơ gan, suy thận… dẫn tới bệnh tiến triển nhanh, nặng hơn.

Hiện nay, cái khó của Đà Nẵng là dịch ở ngoài cộng đồng, chúng ta chưa xác định được ca nhẹ (người bệnh Covid-19 nhưng không có triệu chứng) ngoài cộng đồng. Vì thế không phải có 3 bệnh nhân nặng thì ta nói đó là độc tính virus tăng.

Cả 3 bệnh nhân ở Đà Nẵng nặng nhất hiện nay đều nhiều tuổi, kèm nhiều bệnh nền. Trong quá trình chuyển biến tổn thương phổi của các bệnh nhân khá nặng.

Qua 6 tháng, dịch tàn phá khắp thế giới người ta đã dần hiểu hơn về nó, những thay đổi biến chủng có thể dẫn tới tính chất lây lan khác nhau.

Đánh giá về mức độ lây lan virus Sars-CoV-2 lần này, thạc sĩ Hà cho biết mức độ lây lan nhanh hơn chủng virus trước, nhưng đến nay không đánh giá được độc tính của nó thay đổi. Điều quan trọng là chủng virus mới vào Việt Nam không phải chủng từng lưu hành.

Suốt thời gian qua virus này vẫn có những thay đổi nhỏ nên các nhà nghiên cứu dịch tễ vẫn đang nghiên cứu và tìm hiểu virus này.

Về mặt sản xuất vắc xin, thạc sĩ Hà cho rằng việc nghiên cứu và sản xuất vắc xin vẫn tiến hành thử nghiệm vì vắc xin họ chọn ghen, cấu trúc không thay đổi của virus để sản xuất chứ không theo các biến chủng.

Khó khăn là dịch ở cộng đồng

Thạc sĩ Hà cho biết dịch Covid-19 ở Đà Nẵng còn nhiều khó khăn đó là dịch ngoài cộng đồng, mức độ lây lan kéo dài hơn.

Những nghiên cứu mới nhất cho thấy virus này có thể lây qua không khí qua không gian kín như phòng kín, phương tiện giao thông… sẽ gây trở ngại cho phòng chống vì tìm ra người mang virus khó khăn hơn.

Biến chủng của virus Sars-Cov-2 ở Đà Nẵng khiến nhiều bệnh nhân nặng?

Thạc sĩ bác sĩ Nguyễn Hồng Hà 

Hiện chúng ta chỉ truy lùng người tiếp xúc với ca bệnh để xét nghiệm cho họ xem mang virus hay không.

Ngoài ra, Đà Nẵng là vùng du lịch, thời gian qua người đến, người đi rất nhiều. Thạc sĩ Hà khuyến cáo CDC (Trung tâm kiểm soát bệnh tật) các tỉnh, thành phố cần nâng cao cảnh giác thêm 1 bước. Nên tập trung lấy mấu xét nghiệm và mật độ xét nghiệm chắc chắn lần này sẽ cao hơn lần trước rất nhiều. Nếu CDC không xét nghiệm được gửi đi cũng cần kiểm soát mẫu.

Khi có ca được xác định tiếp tục truy tìm F1 để phát hiện, cách ly. Sự kết nối CDC với bệnh viện rất quan trọng vì bệnh nhân có dấu hiệu lâm sàng họ đến bệnh viện. Bệnh viện cần cảnh giác từ khâu bên ngoài đến phòng bệnh. Thạc sĩ Hà nhẫn mạnh giai đoạn này không còn yếu tố dịch tễ rõ ràng nhưng cũng vẫn nâng cao mức độ cảnh giác.

Bác sĩ Hà khuyến cáo đối với cộng đồng phải tăng cường cảnh giác bệnh bằng đeo khẩu trang, hạn chế đến những nơi đông người khi không cần thiết, tiếp tục cảnh giác với nguồn bệnh từ bên ngoài vào. 

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!