Nếu để lâu ngày không chữa trị sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến nhiều chức năng của cơ thể và cả tính mạng.
Sỏi thận là sự hình thành, tích tụ lâu ngày của các khoáng chất như canxi, oxalat, muối urat, natri, cystine hay phốt pho. Những chất này lắng đọng ở trong thận lâu ngày và tích tụ thành sỏi. Những viên sỏi nhỏ có thể được bài tiết ra ngoài theo đường nước tiểu.
Đối với những viên sỏi lớn cũng được bài tiết theo đường nước tiểu nhưng thường bị nghẽn lại ở chỗ hẹp của niệu quản, gây viêm tắc niệu quản, làm cho người bệnh cảm thấy bí tiểu. Chúng là tổn thương khiến cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm đường tiểu.
Những biến chứng do sỏi thận gây ra như: bế tắc đường tiểu, nhiễm trùng, suy thận cấp và mãn tính, vỡ thận.
1. Bế tắc đường tiểu
Sỏi thận được hình thành trên đài phận, bồn thận và bóng đái. Khi sỏi thận còn nhỏ chúng ta ít nhận ra để chữa trị kịp thời vì thế đã tạo cơ hội cho chúng rơi vào niệu quản và niệu đạo gây bế tắc đường tiểu. Khi đó hệ niệu đạo sẽ co bóp mạnh để tống hòn sỏi ra ngoài đều này sẽ dẫn đến những cơn đau buốt.
Ngoài ra, nó còn gây ra hiện tượng ứ nước ở thận và niệu đạo. Nếu không được lấy ra kịp thời hòn sỏi vẫn có thể tự mất đi. Nhưng sau một thời gian dài thận bị ứ nước kéo dài sẽ không thể phục hồi nữa và gây ra hiện tượng bí tiểu.
2. Nhiễm trùng
Hòn sỏi với những cạnh sắc nhọn nằm lâu ngày trong hệ niệu đạo sẽ dễ gây nhiễm trùng cho bệnh nhận. Những biểu hiện thường gặp ở thể bệnh nhẹ như đau lưng, tiểu dắt, tiểu ra mủ, sốt cao. Nặng hơn có thể gây ra thận ứ mủ hoặc thận hóa mủ.
Nếu bệnh không được phát hiện sớm mà để tình trạng bệnh bị nhiễm trùng thì việc điều trị sẽ rất khó khăn. Chỉ khi nào tình trạng nhiễm trùng được thuyên giảm thì bệnh mới có thể được chữa trị một cách triệt để.
3. Suy thận cấp và mãn tính
Đây là tình trạng vô cùng nguy hiểm có thể gây tử vong cho người bệnh khi cả hai quả thận đều xảy ra hiện tượng bế tắc dẫn đến vô niệu. Qúa trình ứ nước cộng với nhiễm trùng sẽ làm hủy hoại dần dần mô thận. Nếu mất đi 50% đơn vị thận người bệnh vẫn có thể sống bình thường (Tương đương với việc mất đi 1 quả thận). Nhưng nếu mất đi 75% đơn vị thận tình trạng suy thận sẽ xuất hiện. Lúc này bệnh nhận sẽ cần được đưa đến các cơ sở y tế uy tín để chạy thận hằng tuần với một khoản chi phí khá lớn.
4. Vỡ thận
Vỡ thận xảy ra khi bị ứ quá nhiều nước trong khi vách thận mỏng. tuy nhiên trường hợp này rất hiếm gặp.
Qua đây có thể thấy biến chứng của bệnh sỏi thận rất nguy hiểm. Vì thế cần phòng tránh cũng như thăm khám kịp thời để trị dứt điểm bệnh. Tránh dẫn đến tình trạng suy thận. Bệnh sỏi thận cũng là một bệnh dễ mắc và tái phát vì thế cần có chế độ ăn nghỉ và rèn luyện hợp lý cho bản thân.
Bệnh nhân thận cần lưu ý:
- Uống đều đặn 2 lít nước mỗi ngày giúp cơ thể thải lọc những chất căn bã.
- Tránh ăn mặn để thận phải làm việc quá tải.
- Tránh xa các các đồ uống, chất kích thích dễ gây lắng sỏi như bia, rượu, thuốc lá, sô cô la…
>> Xem thêm:
Ăn nhiều mì tôm có nguy cơ cao mắc sỏi thận?
Chùm ảnh sỏi thận nặng hơn cả điện thoại di động
Loại bỏ thói quen là nguyên nhân gây bệnh sỏi thận
Những thói quen ngừa nguy cơ sỏi thận
Những thực phẩm nên tránh khi bị sỏi thận
Bích Ngọc
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!