Vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện nhân dân quận Hoa Đô thành phố Hàng Châu cho biết đã tiếp nhận nữ bệnh nhân (28 tuổi) bị suy thận cấp do tăng acid uric máu.
Sau khi xem kỹ các xét nghiệm, các bác sĩ cho biết tình trạng tăng acid uric máu của bệnh nhân đã xuất hiện từ rất lâu, do không được đào thải ra ngoài nên bị tích tụ hình thành tinh thể muối urat tồn tại trong thận, điều này làm suy giảm các chức năng của thận gây ức chế quá trình bài tiết acid uric ra ngoài cơ thể. Theo giải thích của các bác sĩ, do tình trạng này xảy ra trong thời gian dài đã dẫn đến suy thận mạn, buộc phải chạy thận để duy trì sự sống.
Điều khiến các bác sĩ ngạc nhiên là bệnh nhân bị tăng axit uric trong thời gian dài, trong khi tuổi đời đang còn quá trẻ. Khi hỏi về thói quen sinh hoạt của bệnh nhân thì được biết bệnh nhân thích uống trà sữa ngay từ ngày là học sinh phổ thông và hầu như ngày nào cũng uống.
Việc nạp quá nhiều trà sữa trong một thời gian dài sẽ rất nguy hiểm. Ảnh minh họa
Các bác sĩ cảnh báo, việc nạp quá nhiều trà sữa trong một thời gian dài sẽ rất nguy hiểm vì trong trà sữa chứa nhiều đường, cộng với các sản phẩm chứa purin (hợp chất hóa học tổng hợp) sẽ rất dễ làm tăng axit uric trong cơ thể, dẫn đến tăng axit uric máu. Hậu quả của việc tăng acid uric máu trong thời gian dài sẽ kéo theo ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và nảy sinh bệnh tật:
Ảnh hưởng xấu tới gan, thận
Không ít cửa hàng trà sữa vì hám lợi nhuận đã dùng bột màu thay cho bột trà tự nhiên, thực tế đấy có thể là chất hóa học tổng hợp.
Nếu uống quá nhiều hoặc lượng phụ gia được thêm vào quá ngưỡng an toàn thì ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Cụ thể, khi tích tụ lâu dài chúng sẽ là gánh nặng của gan và thận, làm suy giảm chức năng của các bộ phận này.
Thiếu hụt dinh dưỡng
Dù uống trà sữa có thể gây ra bệnh béo phì nhưng cơ thể mập mạp không có nghĩa là do nhận được nhiều chất dinh dưỡng. Sữa ở trong 'trà sữa' ít canxi, vitamin A, B và D cũng như đạm so với sữa thông thường. Chính vì thế, thức uống này sẽ gây thiếu hụt dinh dưỡng.
Béo phì
Trà sữa chính là một trong những nguyên nhân gây béo phì bởi lượng đường và calo vô cùng lớn. Thành phần của trà sữa chính là kem béo pha với bột trà và chất phụ gia, ép cơ thể phải hấp thụ nhiều chất béo bão hòa, dẫn tới tăng cân nhanh.
Cách uống trà sữa giảm nguy cơ gây hại sức khỏe
Để uống trà sữa vẫn tốt cho sức khỏe chúng ta nên chọn trà sữa đảm bảo các tiêu chí như chế biến tại các cửa hàng uy tín, sử dụng loại nguyên liệu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, sử dụng loại ít đường hoặc không đường, sử dụng sữa tươi để pha trà sữa, không phải sữa đặc hay kem béo.
Một ly trà sữa trân châu có thể không có tác động đến sức khỏe, nhưng đây không phải là món đồ uống có thể sử dụng hàng ngày. Không nên cho trẻ nhỏ sử dụng trà sữa. Không uống trà sữa thay cho các bữa chính và chỉ uống chúng sau ăn khoảng 1 – 2 tiếng để tránh gặp bị đầy bụng, khó tiêu.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!