Biện pháp chăm sóc và điều trị viêm da dị ứng

Cần biết - 11/24/2024

Chăm sóc cẩn thận vùng da bị tổn thương do dị ứng giúp quá trình bình phục diễn ra nhanh chóng.

Viêm da dị ứng là tổn thương viêm cấp hay mãn tính, thường gặp ở người có cơ địa dị ứng hoặc cha mẹ và bản thân bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh dị ứng như hen suyễn, chàm... Đôi khi bệnh gây bội nhiễm, viêm hạch bạch huyết vùng lân cận.

Ngứa là triệu chứng nổi bật của viêm da dị ứng và do gãi gây ra nhiều tổn thương thứ phát khác trên vùng da bị bệnh.

Nguyên tắc điều trị bệnh viêm da dị ứng là tránh các kích thích da; sử dụng hợp lý, đúng chỉ định các chất glucocorticoid tại chỗ có tác dụng thấp hoặc tác dụng vừa và xử lý nhanh chóng tổn thương da nhiễm khuẩn thứ phát. Cụ thể:

- Nên tắm bằng nước ấm, không phải nước nóng, tránh dùng hay hạn chế dùng xà phòng. Ngay sau khi tắm, lúc da hãy còn ướt, nên bôi thuốc glucocorticoid trên da dạng kem hoặc dạng thuốc mỡ. Chú ý không nên dùng các glucocorticoid tại chỗ có flo hóa ở vùng da mặt và các chỗ da trầy.

Biện pháp chăm sóc và điều trị viêm da dị ứng

Khi đang bị viêm da dị ứng, chỉ nên tắm nước ấm (Ảnh: Internet)

- Điều trị triệu chứng ngứa là rất quan trọng vì viêm da dị ứng thường có ngứa nổi ban. Nhiều loại thuốc kháng histamin có thể giảm ngứa nhưng tác dụng làm dịu lại hạn chế. Vì vậy chỉ nên sử dụng các chất kháng histamin có kèm tác dụng làm dịu da.

- Cần hạn chế dùng glucocorticoid toàn thân, trừ trường hợp bệnh nặng không đáp ứng với liệu pháp dùng tại chỗ. Lưu ý rằng với bệnh nhân viêm da dị ứng mãn tính, sử dụng glucocorticoid toàn thân thường chỉ làm sạch da trong thời gian ngắn và khi ngưng thuốc, viêm da sẽ tái phát, có khi nặng hơn.

- Trường hợp tổn thương da có rỉ nước, nên điều trị bằng kháng sinh toàn thân có tác dụng chống S.aureus, vì nhiễm khuẩn thường làm bệnh nặng thêm. Nên dùng kháng sinh pencillin loại kháng pencillinase hoặc cephalosporin vì tỷ lệ vi khuẩn kháng macrolid khá cao. Có thể dùng thuốc kháng khuẩn có chứa triclosan và mupirocin rửa mũi cách quãng để điều trị dự phòng.

Vì viêm da cơ địa là một loại bệnh lý dai dẳng và rất hay tái phát, do đó người bệnh phải hết sức kiên trì. Đặc biệt cần chú ý tái khám sau mỗi đợt điều trị chứ đừng thấy các triệu chứng thuyên giảm mà đã vội bỏ dở giữa chừng.

>> Xem thêm: Hỏi – đáp về bệnh dị ứng chung

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!