Hiện nay đã có nhiều biện pháp được áp dụng trong điều trị ung thư cổ họng như điều trị bằng bức xạ trị liệu, phẫu thuật cắt bỏ và hóa trị liệu.
Số lượng người mắc ung thư cổ họng đang ngày gia tăng. Song song với đó là sự ra đời của nhiều biện pháp điều trị hiệu quả như điều trị bằng bức xạ trị liệu, phẫu thuật cắt bỏ và hóa trị liệu. Bạn hãy cùng tìm hiểu các phương pháp điều trị ung thư cổ họng thông qua bài viết dưới đây.
Điều trị bằng bức xạ trị liệu
Bức xạ trị liệu là phương pháp sử dụng các tia năng lượng cao như tia X-quang hay proton để bắn bức xạ đến các tế bào ung thư đồng thời tiêu diệt chúng. Phương pháp này có hai loại chính:
- Bức xạ trị liệu bên ngoài: bác sĩ sẽ dùng một cỗ máy lớn bắn tia bức xạ từ ngoài vào trong cơ thể người bệnh;
- Bức xạ trị liệu bên trong (liệu pháp tia phóng xạ để gần): bác sĩ sẽ cấy ghép những “hạt” bức xạ và dây vào trong cơ thể gần chỗ bị ung thư.
Những bệnh nhân mắc các bệnh ung thư giai đoạn đầu có thể chỉ cần điều trị bằng xạ trị. Bệnh nhân mắc ung thư cổ họng giai đoạn giữa có thể sẽ được điều trị phối hợp cả ba phương pháp: bức xạ trị liệu, hóa trị liệu và phẫu thuật. Còn đối với các bệnh nhân mắc bệnh giai đoạn cuối, bức xạ trị liệu chỉ dùng để làm giảm các dấu hiệu, triệu chứng do ung thư cổ họng gây ra cũng như giảm các cơn đau để bệnh nhân không cảm thấy quá đau đớn.
Điều trị bằng phương pháp hóa trị liệu
Hóa trị liệu là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp này cũng thường được dùng kết hợp với bức xạ trị liệu để điều trị ung thư cổ họng. Một số loại thuốc hóa trị liệu khiến cho tế bào ung thư trở nên nhạy cảm với bức xạ trị liệu hơn. Tuy nhiên, việc điều trị kết hợp hai phương pháp này làm tăng ảnh hưởng do các tác dụng phụ mang lại. Người bệnh cần thảo luận với bác sĩ điều trị về các tác dụng phụ bản thân đã gặp phải cũng như xem xét lợi và hại của việc điều trị kết hợp cả hai phương pháp.
Tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối u
Nếu khối u trong cổ họng của người bệnh chưa quá lớn, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân phẫu thuật cắt bỏ khối u. Phẫu thuật này sẽ được thực hiện khi người bệnh đã được tiêm thuốc giảm đau. Bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân chọn một trong các phương thức sau:
- Cắt bỏ thanh quản: Bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ thanh quản – điều này còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh có nghiêm trọng hay không. Một số người có thể nói chuyện bình thường sau phẫu thuật nhưng vài người khác thì phải học cách nói chuyện mà không có thanh quản;
- Cắt bỏ hầu: Bác sĩ sẽ cắt bỏ một phần của cổ họng;
- Giải phẫu cổ: Nếu khối u ung thư chỉ hạn chế trong cổ, bác sĩ sẽ cắt bỏ một vài hạch bạch huyết bị ung thư.
Điều trị phục hồi
Một vài người sau khi được điều trị bệnh ung thư cổ họng cần học lại cách nói chuyện. Họ có thể cải thiện giọng nói bằng cách tập giao tiếp với bác sĩ chuyên gia trị liệu giọng nói hay bác sĩ vật lý trị liệu.
Ngoài ra, sau khi chữa trị ung thư cổ họng, nhiều người gặp phải các biến chứng như:
- Gặp khó khăn khi nuốt;
- Biến dạng vùng cổ hoặc mặt;
- Không thể nói chuyện;
- Khó thở hay thở khò khè;
- Vùng da cổ bị cứng.
Tuy nhiên, người bệnh có thể tiến hành phẫu thuật phục hồi nếu bị biến dạng cổ hoặc mặt. Bác sĩ trị liệu cơ năng cũng có thể giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng khó nuốt.
Sau bài viết này, Hello Bacsi mong bạn đã biết rõ tất cả thông tin về bệnh ung thư cổ họng cũng như cách phòng ngừa và điều trị. Nếu có bất kỳ dấu hiệu đáng nghi nào, bạn hãy đến khám bác sĩ ngay để nhận điều trị nếu cần. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích!
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Bạn nên ăn gì khi điều trị ung thư?
- 7 bí kíp giúp bạn loại trừ mệt mỏi trong điều trị ung thư
- Broccoli (Bông cải xanh) giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!