Lồng ruột là ruột non bị lộn trái và chui dần vào trong lòng ruột già. Biểu hiện của bệnh là đau dữ dội làm trẻ khóc thét từng cơn và hội chứng tắc ruột.
Nguyên nhân của lồng ruột chưa thực sự được hiểu rõ ràng, nhưng không phải là do người lớn bế sốc trẻ mạnh hay trẻ cười đùa nhiều như một số người thường nghĩ.
1. Các dấu hiệu của lồng ruột ở trẻ bú mẹ
Trẻ đột nhiên không bú, khóc thét dãy dụa từng cơn kéo dài khoảng 15 - 20 phút, ưỡn người, hoặc có thể là những cơn tím lặng vã mồ hôi, toàn thân co cứng (tương tự khi khóc chết lặng). Ngoài cơn đau, trẻ vẫn không bú.
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ con khóc quấy (Ảnh minh họa: Internet)
Vài giờ sau trẻ bài tiết ra phân trộn lẫn với máu và chất nhầy (phân bã trầu, phân như nước nhổ bã trầu).
Đưa trẻ đi khám sẽ thấy khối lồng ở bụng bên phải. Thăm hậu môn thấy chất bài tiết là máu loãng trộn lẫn phân và chất nhầy theo tay.
Giai đoạn muộn thường có: trướng bụng, có thể nôn ra chất lỏng màu nâu vàng hoặc xanh (mật). Sốt, dấu hiệu mất nước hoặc hôn mê.
Các bà mẹ khi thấy trẻ đột ngột khóc ưỡn người từng cơn, bỏ bú, hoặc những cơn khóc chết lặng bất chợt đến rồi lại lui. Một thời gian sau (thường vài giờ), nếu trẻ bài tiết phân có máu loãng trộn lẫn chất nhày như nước nhổ bã trầu thì cần cảnh giác trẻ bị lồng ruột. Bị lồng ruột được cấp cứu sớm thì chỉ cần thủ thuật tiến hành đơn giản, trẻ sẽ khỏi hoàn toàn. Nhưng đến muộn phải mổ gỡ bỏ khối lồng với nhiều biến chứng và hậu phẫu nặng nề.
2. Xử lý cấp cứu lồng ruột
- Sổ tháo lồng:
Nếu đưa trẻ đến bệnh viện điều trị sớm, trong khoảng 12 giờ đầu khi xuất hiện các dấu hiệu lồng ruột, khối lồng chưa phù nề chít chặt áp dụng phương pháp tháo lồng bằng áp lực hơi, bằng thuốc cản quang hoặc bằng nước muối sinh lý ủ ấm.
Nếu trẻ bỏ bú, khóc thét từng cơn thì hãy nghĩ đến khả năng trẻ bị lồng ruột (Ảnh minh họa: Internet)
Dưới sự hướng dẫn của máy soi X - quang tại chỗ, ống thụt được đưa vào hậu mô sau đó bơm hơi (hoặc dùng thuốc cản quang, nước muối ủ ấm) vào ruột già với một áp lực vừa phải cho đến khi khối lồng ruột được đẩy ngược lại tháo ra hoàn toàn.
- Phẫu thuật gỡ bỏ khối lồng:
Trường hợp sổ tháo lồng không thành công hoặc đến bệnh viện chậm đoạn ruột bị lồng sưng nề, các mạch máu nuôi ruột bị tắc nghẽn, dễ khiến trẻ bị tắc ruột, ứ đọng gây nhiễm trùng, rối loạn nước, điện giải trầm trọng, nhiễm trùng huyết, hoại tử ruột, thủng ruột...
Khi đã xuất hiện các triệu chứng trên bắt buộc phải phẫu thuật. Trường hợp trẻ đã bị thủng ruột sẽ phải cắt bỏ cả đoạn ruột. Bệnh nhi đến muộn sẽ có dấu hiệu mất nước, mệt mỏi, sốt hoặc trong tình trạng sốc.
BS. Đỗ Hữu Thảnh
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!