“Bỏ đói” trong điều trị ung thư có thực sự hữu hiệu?

Cần biết - 03/29/2024

Nếu cắt nguồn dinh dưỡng của tế bào ung thư đồng nghĩa với việc không đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể người bệnh.

Tế bào ung thưkhác với các tế bào thường là khả năng phân chia vô hạn, xâm lấn các mô xung quanh và cuối cùng di căn đến các mô cơ quan ở xa vị trí khởi phát. Các khối u ác tính phát triển cần nhiều thức ăn và dinh dưỡng hơn các tế bào khỏe mạnh.

Việc cắt hoàn toàn nguồn cung cấp dưỡng chất cho các khối u nghe có vẻ là một cách làm tốt để triệt tiêu các tế bào ung thư. Thế nhưng, đó chỉ là logic về mặt lý thuyết.

Trên thực tế, cách làm này chưa khả dụng, vì nếu cắt nguồn dinh dưỡng của tế bào ung thư đồng nghĩa với việc không đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể người bệnh.

Những thực nghiệm cho “bỏ đói” tế bào ung thư

Tiến sỹ Longo, từ Đại học Nam California, Los Angeles, áp dụng cách thức bỏ đói như một phương pháp chống lại bệnh ung thư lần đầu vào năm 2012. Trong thí nghiệm với chuột, ông sử dụng nó song song với doxorubicin, một loại thuốc chống ung thư phổ biến.

Sự kết hợp này khiến cho khối u của chuột co lại với tỷ lệ trung bình khoảng 20%, trong khi nếu chỉ dùng thuốc thì tỷ lệ chỉ khoảng 50%. Mặc dù vậy, cũng không có ai chấp nhận làm theo thí nghiệm này bằng cách bỏ đói con người cả.

Đây là cách thức quá mạo hiểm! Điều đó đã thôi thúc tiến sỹ Longo suy nghĩ tìm cách tận dụng những lợi ích của việc bỏ đói, đồng thời giảm thiểu những vấn đề nó gây ra. Câu trả lời chính là một chế độ ăn giàu vitamin D, kẽm, và axit béo cần thiết cho hoạt động của TIL, đồng thời chứa rất ít protein và đường – là những chất khối u cần để lớn mạnh.

“Bỏ đói” trong điều trị ung thư có thực sự hữu hiệu?

Tế bào ung thư. Nguồn ảnh: ttvn.vn.

Để kiểm chứng sự hiệu quả của chế độ dinh dưỡng này, tiến sỹ Longo và các cộng sự đã tiêm tế bào ung thư vú vào 30 con chuột. Trong 2 ngày đầu tiên kể từ khi tiêm tế bào ung thư, họ cho những con chuột ăn chế độ dinh dưỡng bao gồm 25% protein, 17% chất béo, 58% đường & carbohydrates phức hợp từ rau củ (chế độ thông thường). Chế độ ăn này chứa 3.75 kilocalories/ gram.

Sau đó, họ cho 10 trong số những con chuột trên ăn theo một chế độ khác (1.88 kilocalories/ gram) trong 1 ngày trước khi chuyển chúng sang chế độ gần-như-bị-bỏ-đói. Chế độ đặc biệt này bao gồm 0.5% protein, 0.5% chất béo và 99% các carbohydrates phức hơp từ rau củ – điều này khiến cho các tế bào ung thư nhận được ít dinh dưỡng hơn.

Những con chuột này duy trì chế độ ăn như trên trong vòng 3 ngày rồi lại quay về với chế độ ăn tiếu chuẩn của chúng trong 10 ngày, sau đó lại lặp lại các chu kỳ như vậy.

Trong số 20 con chuột còn lại, họ chọn ra 9 con chuột và bỏ đói chúng trong 60 giờ (khoảng thời gian bỏ đói tối đa không gây nguy hiểm đến tính mạng chuột) trong mỗi 10 ngày nhưng mặt khác vẫn giữ chế độ ăn bình thường. Và 10 con chuột còn lại (1 con chuột đã bị chết) được nuôi hoàn toàn bằng chế độ ăn thông thường.

Hóa trị và xạ trị là những phương pháp thường quy được sử dụng rộng rãi trong điều trị ung thư, tuy nhiên nhiều loại thuốc dùng cho hóa trị có tính độc rất cao gây ra tác dụng phụ không mong muốn cho bệnh nhân.

Chính vì lý do này, các nhà khoa học vẫn luôn tìm cách làm tăng hiệu quả sử dụng thuốc nhưng giảm bớt độc tính của thuốc. Một trong những chiến lược luôn được tìm là chọn và sử dụng các loại thực phẩm phù hợp khiến cho hóa trị liệu hiệu quả hơn. 

Để hỗ trợ sự tăng trưởng bất thường của chúng, các tế bào khối u cũng sử dụng chất dinh dưỡng bằng một số cách trao đổi chất bất thường. Những con đường này là những lỗ hổng tiềm năng để các nhà khoa học tìm cách tấn công tế bào ung thư: một loại thuốc ngăn chặn một hoặc nhiều trong số các con đường đó có thể tiêu diệt khối u trong khi giữ các tế bào khỏe mạnh được an toàn. 

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa cho biết về một số chế độ ăn đang được sử dụng kết hợp với phương pháp điều trị lâm sàng, tuy nhiên cần nói rõ các kết hợp này hiện đang thử nghiệm lâm sàng, hiện chưa có kết quả chính thức và chỉ định cho bệnh nhân. Bạn đọc chỉ nên tham khảo: 

- Chế độ ăn ít tinh bột, giàu chất béo 

- Chế độ ăn Livingston-Wheeler 

- Chế độ ăn Breuss 

- Chế độ ăn dầu và protein 

- Chế độ ăn Moermann 

- Chế độ ăn kết hợp hóa trị 

- Chế độ ăn thực dưỡng microbiotic 

- Chế độ ăn kiềm hóa 

- Chế độ ăn thực phẩm thô… 

Với mỗi chế độ ăn này đều mang lại lợi ích nhất đinh, tuy vậy đây chỉ là những chế độ hỗ trợ bệnh nhân ung thư chứ thực sự chưa có bằng chứng nào xác định chế độ ăn nào đã tiêu diệt được ung thư.

Việc đảm bảo chế độ ăn khoa học để giúp người bệnh có sức khỏe, sức đề kháng chống lại ung thư vẫn là việc làm vô cùng cần thiết để giúp họ chống lại bệnh tật một cách tốt nhất.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!