Bố mẹ phải làm gì khi trẻ 3 tuổi hay la hét?

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Giai đoạn khi bé lên 3, là lúc các con phát triển rất nhanh từ thể chất cho đến trí não. Trẻ hiểu và biết được sự quan tâm của người lớn đối với mình, những thói quen hằng ngày của trẻ cũng dần được hình thành từ đây. Vì vậy nếu bố mẹ không có những cách nuôi dạy trẻ đúng đắn, cho trẻ vào nề nếp thì trẻ sẽ rất dễ rơi vào giai đoạn khủng hoảng như trẻ 3 tuổi la hét, khóc lóc, ăn vạ, bỏ ăn... khi không được đáp ứng những mong muốn của mình.

Giai đoạn khi bé lên 3, là lúc các con phát triển rất nhanh từ thể chất cho đến trí não. Trẻ hiểu và biết được sự quan tâm của người lớn đối với mình, những thói quen hằng ngày của trẻ cũng dần được hình thành từ đây. Vì vậy nếu bố mẹ không có những cách nuôi dạy trẻ đúng đắn, cho trẻ vào nề nếp thì trẻ sẽ rất dễ rơi vào giai đoạn khủng hoảng như trẻ 3 tuổi la hét, khóc lóc, ăn vạ, bỏ ăn... khi không được đáp ứng những mong muốn của mình.

Hiểu được đây chính là khủng hoảng của tuổi lên 3

Khi có con ở độ tuổi này thì những đứa trẻ 3 tuổi la hét làm không ít ông bố bà mẹ đau đầu không hiểu vì sao trẻ trở nên “khó bảo” đến như vậy. Mọi hoạt động hằng ngày của bé đều thay đổi, bé trở nên ngang bướng, khó dạy và lười làm theo những gì bố mẹ yêu cầu, không vui vẻ tiếp xúc với tất cả mọi người xung quanh bằng sự vui tươi và thoải mái như thời gian trước.

Khi không vừa ý những điều mà người khác làm cho bé, những thứ mà bé mong muốn nhưng không được đáp ứng, bé sẽ khóc lóc đến mệt “bở hơi tai”, hay la hét khi có bất cứ ai động vào bé khi bé khóc. Khi trẻ trở nên ngang ngạnh, chống đối lại với bố mẹ và bố mẹ luôn phải kháng ngự lại những điều này bằng các “thỏa thuận” đối với trẻ. Tuy nhiên, phần lớn thỏa thuận này người được lợi nhiều nhất là trẻ thì đây không phải là một hướng xử lý tốt.

Trẻ 3 tuổi la hét chính là kết quả của việc trẻ muốn khẳng định cái tôi của mình, trẻ muốn làm điều đó và trẻ phải được đáp ứng nó, bố mẹ không được quyền ngăn cấm. Đồng thời, trẻ la hét cũng có thể do trẻ khó chịu trong cơ thể, trẻ mệt mỏi khi bị cảm và thường không muốn ai động vào trẻ. Bố mẹ phải chịu khó quan sát con, và xem xét tùy vào từng trường hợp của con để có thể có những hướng xử lý phù hợp.

Bố mẹ phải làm gì khi trẻ 3 tuổi hay la hét?

Xử lý khôn khéo khi trẻ 3 tuổi la hét

Khi trẻ 3 tuổi la hét, thì trẻ sẽ muốn ăn vạ với bất cứ những ai mà trẻ nhìn thấy. Ví dụ như trường hợp mà bố mẹ hay thấy nhất ở bé khi ăn vạ, là bé sẽ khóc thật lớn rồi chạy lại từng người để khóc. Sau đó chỉ tay vào đồ vật hay người nào làm cho bé bực bội, khó chịu. Nếu trường hợp người thân này bênh bé, cưng nựng bé thì bé lại càng khóc to hơn, còn người thân này la bé, mắng bé thì bé sẽ được đà la hét dữ dội, kiểu như những uất ức từ bấy lâu sẽ có cơ hội bộc phát hết ra ngoài.

Nên tốt nhất khi trẻ 3 tuổi la hét, bố mẹ phải tuyệt đối giữ bình tĩnh, không mắng nhiếc ngược lại đối với bé. Nếu bố mẹ mắng bé vào lúc này càng làm cho trẻ có suy nghĩ, khi mình khóc mình sẽ bị mắng và có thể khi đi học trẻ sẽ áp dụng lối suy nghĩ tiêu cực này vào những bạn bè cùng lứa tuổi với mình, dần hình thành một thói quen không tốt ở trẻ.

Bố mẹ phải làm gì khi trẻ 3 tuổi hay la hét?

Không nên "mắc bẫy" của trẻ

Nhiều trẻ sẽ la hét, khóc to, khóc nhiều đến khi khàn cả tiếng và khóc nức nở lên rất tội nghiệp. Nhưng nếu bố mẹ cứ thương con, cứ chiều con, cứ xót con mà để bé lấn lướt thì một lần, hai lần bé sẽ thành một đứa trẻ nghịch ngợm và không biết nghe lời. Thay vào đó, bố mẹ hãy để cho bé tự do khóc, khóc đến khi nào mệt thì bé ngưng. Lần đầu bé có thể khóc đến đỏ mắt, tía tai trong vòng 2 giờ liền, nhưng lần thứ 2 bé sẽ chỉ còn khóc khoảng 20 – 30 phút, vì 3 tuổi thì bé đã đủ nhận biết rằng: “Bé không ngoan, bé khóc, thì bố mẹ sẽ không quan tâm và không can thiệp vào cho đến khi nào bé nín khóc”.

Khi trẻ khóc, bố mẹ không dỗ trẻ theo kiểu “chịu thua” bé, mà hãy giải thích cho bé hiểu rằng mong muốn của bé không được đáp ứng vì nó không phù hợp.

Ví dụ như, trời đã khuya mà bé muốn đi dạo vòng công viên, thay vào đó là thay đồ đánh răng đi ngủ. Khi mẹ không cho bé đi, bé lại năn nỉ bố, nhưng bố cũng một mực từ chối thì lúc này bé chỉ còn một giải pháp là hùa ra ăn vạ, khóc òa lên và la hét loạn cả nhà. Nếu gặp tình huống này, mẹ hoặc bố phải lý giải cho bé hiểu là mong muốn của con không thực hiện được. Và giải thích rằng giờ này không phải là giờ đi dạo, con phải bình tĩnh, con phải hiểu là con không đúng nên bố mẹ mới không đồng ý cho con đi. Con là một em bé ngoan mà, con đừng khóc vì khóc con sẽ xấu lắm...

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!