Theo con số thống kê, có tới 96% bé trai dưới 3 tuổi là mắc hẹp bao quy đầu sinh lý (*). Đây là hiện tượng bình thường ở trẻ nhỏ và sẽ tự động được khắc phục khi trẻ bắt đầu lớn hơn. Do đó, bố mẹ cần biết cách để xử lý khi trẻ bị hẹp bao quy đầu. Nhiều bố mẹ sẽ thắc mắc “bố mẹ phải làm gì khi trẻ bị hẹp bao quy đầu?”. Lily & WeCaresẽ giúp bố mẹ giải đáp thắc mắc này qua bài viết dưới đây.
Hẹp bao quy đầu là hiện tượng sinh lý bình thường
Theo ThS.BS. Trà Anh Duy cho biết, hẹp bao quy đầu là khi bao quy đầu của trẻ không thể kéo xuống được, làm cho bao không tách khỏi quy đầu. Hẹp bao quy đầu có thể là do sinh lý hoặc do bệnh lý.
Hẹp bao quy đầu do sinh lý là khi da bao quy đầu dính với quy đầu một cách tự tiên để bảo vệ cho lỗ tiểu và bao quy đầu. Trong 3 năm đầu tiên, dương vật của trẻ sẽ to dần lên và lớp bề mặt của da sẽ bong ra, tích tụ lại thành một chất bợn nằm ở bên dưới bao quy đầu, làm cho bao quy đầu tách dần khỏi quy đầu và sau đó tự tuột hẳn ra. Chính việc tích tụ bợn này đã khiến các phụ huynh hoang mang, lo rằng con mình đã bị viêm nhiễm hoặc bị u bướu. Thế nhưng, đây chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường trong quá trình tác da của bao quy đầu.
Hẹp bao quy đầu do bệnh lý sẽ có sự xuất hiện của sẹo xơ. Sẹo này được hình thành là do bị viêm nhiễm tái phát nhiều lần ở bao quy đầu bình thường hoặc ở loại bao quy đầu dài. Đây chính là dạng hẹp bao quy đầu mà các bố mẹ cần điều trị cho trẻ.
(Thông tin tham khảo tại báo SK&ĐS)
Bố mẹ phải làm gì khi trẻ bị hẹp bao quy đầu sinh lý?
Với những trẻ dưới 3 tuổi mà bị hẹp bao quy đầu, nhiều phụ huynh cho rằng nên dùng tay để giúp trẻ tuột bao quy đầu, vừa tránh bị hẹp lại vừa làm vệ sinh cho bao quy đầu. Việc này tưởng chừng như tránh bị hẹp bao quy đầu cho trẻ nhưng lại vô tình khiến bệnh xuất hiện. Nguyên do là bởi sự dính tự nhiên của bao quy đầu, khi dùng tay tuột lột bao quy đầu ở trẻ sẽ khiến cho trẻ dễ bị chảy máu, có khả năng cao làm cho bao quy đầu dính trở lại, tạo thành loại sẹo xơ ở chỏm bao, điều này gây ra hẹp bao quy đầu bệnh lý.
Với những trẻ dưới 3 tuổi, hiện tượng bị hẹp bao quy đầu sinh lý chỉ đơn thuần mà không có dấu hiệu bị biến chứng thì đó là hoàn toàn bình thường. Bước vào tuổi lên 3 hoặc 6 thì tình trạng này sẽ được khắc phục. Việc bố mẹ cố gắng tuột bao quy đầu hoặc lạm dụng nong bao quy đầu sẽ khiến trẻ bị đau, làm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ nên phụ huynh không cần can thiệp gì dù là nong bao quy đầu hay cắt bao quy đầu.
Khi nào trẻ bị hẹp bao quy đầu biến chứng?
Khi bị hẹp bao quy đầu do bệnh lý, trẻ sẽ có những biểu hiện như sau:
- Đi tiểu khó, khi tiểu phải rặn và làm phồng bao quy đầu làm tia tiểu bắn xa.
- Trẻ sẽ quấy khóc và đỏ mặt khi phải rặn nhiều lúc đi tiểu.
- Bao quy đầu của trẻ sẽ bị tấy đỏ và thường xuyên ngứa ngáy.
- Khi tiểu, trẻ sẽ tiểu ra nước đục và hôi.
- Trẻ hay có thói quen cho tay vào bộ phận sinh dục của mình.
Những tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời sẽ làm trẻ bị viêm nhiễm tái phát nhiều lần ở bao quy đầu, tạo ra sẹo xơ và dẫn tới bị hẹp bao quy đầu bệnh lý. Hơn nữa, tình trạng viêm nhiễm còn gây ra tích tụ chất bẩn ở nước tiểu và tạo dịch nhầy đọng ở nếp da quy đầu. Điều này sẽ tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển, gây ra viêm đường tiết niệu và làm ảnh hưởng đến thận.
Điều trị hẹp bao quy đầu ở trẻ như thế nào?
Về nguyên tắc điều trị, nếu nhưtrẻ bị hẹp bao quy đầumà không có biến chứng thì ở lứa tuổi nào thì bố mẹ cũng cần bắt đầu điều trị bảo tồn không phẫu thuật trước. Điều trị này bao gồm nong bao quy đầu và bôi thuốc. Nếu như bị thất bại với điều trị bảo tồn thì mới cần phải điều trị phẫu thuật. Cụ thể cần tiến hành như sau:
- Với trẻ dưới 3 tuổi, nếu hẹp bao quy đầu do sinh lý và không có biến chứng nhiều thì không cần phải can thiệp, kể cả là nong bao quy đầu tại nhà khi tắm cho trẻ.
- Với những trẻ bị hẹp bao quy đầu biến chứng thì có thể điều trị nhiễm trùng trước, sau đó có thể dùng thuốc có chứa chất kháng viêm Betamethasone 0.05% để bôi mỗi ngày 1 lần, trong vòng 4 tuần và kết hợp với nong bao quy đầu nhẹ nhàng khi tắm cho trẻ tại nhà.
- Với những trẻ đã 3 hoặc 4 tuổi mà bao quy đầu vẫn chưa tuột xuống thì bố mẹ có thể dùng thuốc Betamethasone 0,05% để bôi lên bao quy đầu, mỗi ngày bôi 1-2 lần trong khoảng 4-6 tuần. 2/3 trường hợp điều trị theo phương pháp này có thể khiến cho bao quy đầu tuột xuống.
- Khi trẻ 7-8 tuổi mà bao quy đầu vẫn chưa thực sự tuột được, bôi thuốc cũng không cho ra kết quả, đặc biệt khi tiểu có hiện tượng bao quy đầu căng phồng hay là trẻ hay bị viêm bao quy đầu, thì bố mẹ nên cho trẻ phẫu thuật cắt da quy đầu.
- Nếu như trẻ chỉ bị dài và hẹp nhẹ bao quy đầu thì bố mẹ nên chờ đến độ tuổi bắt đầu dậy thì mới nên tiến hành cắt bao quy đầu đơn giản bằng cách gây tê tại chỗ.
Trẻ chỉ nên được cắt bao quy đầu khi: bị hẹp bao quy đầu do bệnh lý, khi điều trị bảo tồn bị thất bại; do lý do tôn giáo, thẩm mỹ hoặc do yêu cầu của người nhà.
Với những thông tin hữu ích như trên, Lily & WeCare hi vọng đã giúp giải đáp được thắc mắc “bố mẹ phải làm gì khi trẻ bị hẹp bao quy đầu?” của các độc giả. Các bậc phụ huynh nên tham khảo ý kiến tư vấn của các bác sĩ để có phương pháp điều trị hẹp bao quy đầu hiệu quả nhất cho trẻ, tránh để lại những biến chứng không mong muốn.
(*) Theo VNExpress
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!