Bỏ túi các bí quyết giúp mau lành vết thương

Tủ Thuốc Gia Đình - 11/24/2024

Nếu vết thương sâu, có nhiều cát bụi, tốt nhất nên đến trung tâm y tế gần nhất để được chăm sóc. Những vết thương như vậy cần được rửa sạch cát bụi, cắt lọc bỏ các mô chết và may lại mới mong lành sẹo và hạn chế nhiễm trùng.

Nếu vết thương sâu, có nhiều cát bụi, tốt nhất nên đến trung tâm y tế gần nhất để được chăm sóc. Những vết thương như vậy cần được rửa sạch cát bụi, cắt lọc bỏ các mô chết và may lại mới mong lành sẹo và hạn chế nhiễm trùng.

Những thực phẩm giàu các vitamin A, B, C, K

Nên dùng những thực phẩm giàu các vitamin A, B, C, K...Vitamin C hoạt động như một đồng yếu tố trong quá trình sản sinh collagen, giúp gia tăng sức đề kháng của cơ thể chống lại hiện tượng nhiễm trùng ở vết thương, làm gia tăng sự hấp thu chuyển hóa chất sắt trong cơ thể...

Vitamin C có nhiều trong các loại rau quả tươi như cà chua, ớt chuông, khoai tây, rau bina, trái cây thuộc họ cam quít, dâu tây, bông cải xanh, bắp cải, ổi, các loại rau có lá màu xanh sẫm...Vitamin A giúp chữa lành vết thương nhờ kích thích sự tổng hợp collagen và sự đa dạng hóa của các nguyên bào sợi cũng như kiểm soát tình trạng viêm nhiễm.

Vitamin A có nhiều trong các loại rau màu lá xanh sẫm, các loại quả màu vàng như cà rốt, đu đủ, bí đỏ, bí ngô, gan động vật, các sản phẩm chế biến từ bơ sữa. Vitamin K cũng rất quan trọng vì trong quá trình đông máu ở giai đoạn đầu tiên của việc điều trị lành vết thương, vitamin K đóng vai trò chính. Vitamin K có nhiều trong các loại rau có lá màu xanh đậm, bông cải trắng, cải bắp, bông cải xanh, nho, bơ, kiwi...

Bỏ túi các bí quyết giúp mau lành vết thương

Các loại quả chứa nhiều Vitamin C

Vệ sinh sạch sẽ vết thương

Trước khi chạm/ sờ vào vết thương, nhất định phải rửa tay sạch sẽ. Nếu cần, nên sử dụng gang tay y tế. Khi bị thương, bạn cần rửa vết thương bằng nước muối sinh lý 0,9%, hoặc có thể dùng các chất tẩy rửa để tránh nhiễm khuẩn như chlorhexidin 5/10.000, dung dịch povidone iode, thuốc tím nồng độ 1/10.000...

Không sờ nắn, chạm vào vết thương nếu không có lý do. Nếu vết thương sâu, bờ nham nhở, có nhiều cát bụi, tốt nhất nên đến trung tâm y tế gần nhất để được chăm sóc. Những vết thương như vậy cần được rửa sạch cát bụi, cắt lọc bỏ các mô chết và may lại mới mong lành sẹo và hạn chế nhiễm trùng. Nếu vết thương rỉ dịch, bạn cần thay băng mỗi ngày để vết thương được sạch, khô thoáng. Một số vết thương lớn mất nhiều da nên được phủ bằng gạc ẩm có tẩm vaseline hay dầu mù u giúp giảm sẹo xấu và lành vết thương nhanh hơn.

Bỏ túi các bí quyết giúp mau lành vết thương

Bạn nên rửa vết thương sạch sẽ

Nếu vết thương có ít mủ, mô chết thì nên thoa một ít pomade có pha kháng sinh sẽ giúp vết thương không bị nhiễm trùng, sạch sẽ và giữ ẩm, nhờ đó vết thương sẽ lành tốt hơn. Một khi miệng vết thương đã khép liền thì không cần thoa pomade hay thay băng nữa. Với một số vết thương có mày, tự chúng sẽ bong ra khi vết thương lành, nếu bạn cạy bỏ lớp mày này khi vết thương chưa lành sẽ làm chảy máu và có thể để lại sẹo xấu.

Sau khi được xử trí đúng cách bạn giữ vết thương cao hơn vị trí tim vài ngày sẽ giúp vết thương bớt phù nề và lành sẹo nhanh.

Nguồn: Khỏe và đẹp

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!