Bọ xít hút máu người: 'Sát thủ' nơi thành thị

Kỹ năng sống - 05/19/2024

Bọ xít hút máu người xuất hiện trở lại và có nguy cơ gây bệnh nghiêm trọng hơn trước.

Ngày 28-9, một bệnh nhân nữ phải nhập viên trong tình trạng ngứa toàn thân, nhịp tim tăng vì bị bọ xít hút máu người đốt và được xác định là bị mày đay cấp. Loại côn trùng 'sát thủ' này là mối nguy hiểm đe dọa đời sống người dân, đặc biệt là ở thành thị.

Mối đe dọa nguy hiểm

Bọ xít hút máu người là một loài ký sinh trùng gây bệnh Chagas cho người. Người bị bệnh này sẽ bị sốt cao, tiêu chảy, đau đầu, ngủ nhiều. Triệu chứng có thể xuất hiện sau 1-3 tháng bị cắn, mầm bệnh có thể ủ trong cơ thể làm mất dần khả năng miễn dịch, trở thành bệnh mãn tính, dẫn đến tắc nghẽn mạch máu, rung tim rồi dần tử vong.

Bọ xít hút máu người: 'Sát thủ' nơi thành thị

Loài côn trùng này xuất hiện ở nhiều nước, đang có nguy cơ cao trở thành một vấn đề đe dọa sức khỏe người dân Tây Thái Bình Dương. Ở Việt Nam, bọ xít hút máu người có mặt ở hơn 20 tỉnh, thành phố. Đã có hàng trăm người bị tấn công. Mật độ và số lượng loài này ngày càng tăng.

Bọ xít hút máu người thường đốt đằng sau gáy, cổ, bả vai, sau lưng, cánh tay và chân. Khi bị đốt, trên da sẽ xuất hiện các vết đỏ sưng, đau rát. Nếu người bị đốt gãi thì sẽ dễ lan rộng ra các vùng khác. Nếu tình trạng nặng hơn, vết đốt sưng to, phù nề, chân tay có thể không cử động được. Trẻ em rất dễ trở thành nạn nhân của loài bọ xít này, dễ bị dị ứng do da còn non và bị sốt.

Chưa có trường hợp nào quá nặng dẫn đến suy tim hay tử vong khi bị bọ xít hút máu người đốt ở Việt Nam. Tuy nhiên với những biến chứng ngày một nặng hơn thì đây có thể là một mối đe dọa với sức khỏe người dân.

Không có 'đối thủ'

Mùa mưa, tháng 7-8-9, khí hậu ẩm ướt là điều kiện cho bọ xít hút máu người sinh sản. Theo một nghiên cứu, môi trường sống tốt nhất của loài côn trùng này là nơi chuột ở, 85% lượng máu được hút từ chuột và khoảng 7,5% từ người. Khi sinh sản, lượng thức ăn cần nhiều hơn nên bọ xít hút máu người sẽ tấn công con người nhiều hơn. Nó có thể đẻ trứng ở bất kỳ nhiệt độ nào và tỉ lệ trứng nở rất cao nếu đủ thức ăn. Chỉ cần hút máu 2-3 lần/ năm loài này có thể sống cả vòng đời.

Bọ xít hút máu người: 'Sát thủ' nơi thành thị

Nó thường tấn công vào ban đêm, khi đốt tiết ra chất gây nên người bị đốt không cảm nhận được. Thời gian hút máu kéo dài khoảng 15 phút. Ban ngày nó ẩn nấp trong các khe tối ẩm thấp nên rất khó phát hiện.

Bọ xít hút máu người nguy hiểm ở chỗ, hiện nay chưa có thuốc đặc trị, và cũng không phải là kẻ thù hay đối thủ của bất cứ loài động vật nào. Các loại thuốc diệt côn trùng như muỗi, gián, ruồi cũng không phải là mối nguy hại với loài này. Phải dùng liều lượng gấp 10 mới có thể giết chết chúng nhưng như vậy lại vô cùng nguy hiểm tới sức khỏe con người.

Ở các thành phố, khu đông dân cư, bọ xít hút máu người sống cùng với các gia đình ở các khe tường, sàn gỗ, gác xép, giường, dưới đệm. Nếu phát hiện ra nó thì dùng vải ẩm chụp lên và giữ chặt cho đến khi chúng chết hẳn. Nếu bị đốt thì không được đập chết tại chỗ nó cắn vì như vậy sẽ làm vết thương nghiêm trọng. Bị cắn thì phải rửa bằng xà phòng, không được gãi xước tránh viêm nhiễm và lây lan rộng ra, sau đó đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị.

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị hay tiêu diệt bọ xít hút máu người. Vì vậy biện pháp phòng chống tốt nhất là vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, không tạo môi trường sinh sôi cho loài côn trùng sát thủ này.

>> Xem thêm: Một phụ nữ nhập viện vì bị bọ xít hút máu người cắn

Ảnh minh họa: Nguồn Internet

NT (Tổng hợp)

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!