Chứng chuột rút thường xảy ra khi vận động quá sức. Bệnh thường xảy ra trong các trường hợp: ngủ ban đêm, khi đang vận động cơ bắp trong thời gian dài liên tục, nhất là khi mệt mỏi, đói, khát nước.
Chuột rút trong khi đang vận động thường gặp ở các bắp thịt lớn như cẳng chân và đùi. Khi đó cơ bắp bị mệt mỏi, vận động quá lâu, quá mạnh, vận động khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, cơ thể bị mất muối làm giảm nồng độ K, Mg, Na, Ca trong máu.
Chuột rút sẽ rất nguy hiểm, có thể gây tử vong đối với một số trường hợp như vận động viên bơi lội, vận động viên leo núi, lái xe đường trường, thợ lặn hoặc phi công lái máy bay do không thể xử trí được.
Trường hợp người bệnh có hiện tượng bị chuột rút do lượng canxi máu giảm, BS. Đỗ Hữu Thảnh - Đã từng công tác tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh Hà Nam đưa ra lời khuyên cho người bệnh:
+ Bổ sung trực tiếp lượng canxi vào cơ thể bằng cách tiêm tĩnh mạch Canxiclorua, liều lượng tùy thuộc vào mức độ thiếu hụt. Bắt đầu thường bằng tiêm ngày 1 ống canxiclorua 10% - 5 ml, nếu thấy không còn chuột rút nữa thì duy trì liều này trong vòng 4 – 5 ngày.
Nếu vẫn còn thấy hiện tượng chuột rút thì tăng liều lên 2 ống/ngày. Đồng thời kết hợp uống viên canxi D kéo dài 1-2 tuần đến khi hết hẳn hiện tượng chuột rút.
+ Tìm và giải quyết nguyên nhân giảm canxi máu. Nếu do chế độ ăn thiếu canxi thì cần tăng cường các thức ăn giầu canxi và uống vitamin D. Nếu do cường độ lao động cao và thời tiết nắng nóng, mồ hôi ra nhiều mất muối và khoáng chất làm giảm canxi, thì cần bổ sung vào nước uống gói bột orazon.
Trường hợp không xác định rõ được nguyên nhân mà tình trạng chuột rút xảy ra thường xuyên liên tục hoặc co rút toàn thân thì cần đi viện tìm nguyên nhân.
>>Xem thêm:Hỏi đáp về bệnh chuột rút co cứng
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!