BS Lê Huy Tuấn: Dương vật chảy máu xối xả sau QHTD

Cần biết - 05/13/2024

Khi quan hệ mà bạn bị chảy máu dương vật thì việc nhất thiết đó là ngừng ngay việc QHTD lại.

Câu hỏi: Sau lần quan hệ gần đây, em hốt hoảng khi thấy máu chảy khá nhiều từ đầu dương vật... Sau khi vào nhà vệ sinh kiểm tra thì em mới biết là do em đã quá mạnh tay trong việc quan hệ, khi vợ em đang thực hiện quan hệ bằng miệng cho 'cậu nhỏ' của em... Sau một lúc rửa sạch, máu ngưng chảy, em mới biết là em bị rách 1 chút xíu (rất nhỏ thôi ạ) ngay lỗ sáo... Giờ tình trạng máu chảy đã không còn, chỉ khi mặc quần chip đè vào hoặc em cương cứng thì nó mới muốn chảy máu tiếp (tình trạng sau đó vài tiếng), còn bình thường không cho cương thì máu ngưng chảy (Từ lúc xảy ra đến sau này, em đều không cảm thấy cảm giác đau ạ, rất bình thường, chỉ là thấy máu nên em hoang mang lúc đó tới hiện tại thôi ạ). Em đang hoang mang không biết em nên làm gì, nó có tự lành không, và em tính dùng thuốc sát trùng thấm vào (Povidine 10%). Mong bác sĩ tư vấn cho em. Em cảm ơn.

BS Lê Huy Tuấn: Dương vật chảy máu xối xả sau QHTD

Trả lời:

BS. Lê Huy Tuấn - Chuyên khoa Sản - Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội, cho biết:

Bộ phận sinh dục nam bao gồm dương vật , bìu, tinh hoàn, túi tinh... 

Ở người Việt Nam trưởng thành khi dương vật cương cứng có chiều dài khoảng 11,8 cm, hình trụ tròn, đường kính khoảng 3 đến 2,5 cm. Tinh hoàn có hình bầu dục kích thước khoảng 2,5 – 3 cm x 3,5 – 4 cm .

Tinh hoàn có chức năng sản xuất ra tinh trùng và hoóc-môn sinh dục nam.

Bao quy đầu là một lớp da bao bọc phần đầu dương vật (quy đầu), nam giới khi sinh ra ai cũng có bao quy đầu. Bao quy đầu có chức năng bảo vệ và duy trì độ ẩm của lớp niêm mạc của quy đầu, thường quy đầu được bao bọc toàn phần hay bán phần bởi bao quy đầu.

Hẹp bao quy đầu là tình trạng bao quy đầu không kéo xuống được khi dương vật cương cứng (kể cả khi dương vật không cương cứng).

Với biểu hiện như vậy có thể bạn bị rách bao quy đầu, bạn cần phải đi khám chuyên khoa tiết niệu hoặc chuyên khoa nam học để kiểm tra xem cụ thể hẹp như thế nào khi có chẩn đoán mới có hướng xử trí phù hợp.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!