Nó thuộc nhóm bệnh chàm vì nó ở mặt dưới bàn tay chân có đặc điểm riêng nên có tên là bệnh tổ đỉa. Bệnh thường gặp ở tuổi từ 20 đến 40, nam nữ có tỉ lệ bằng nhau. Nó là một thể của Eczema thể địa khu trú ở lòng bàn tay chân.
BS. Nguyễn Thị Hòa - Bác sĩ đa khoa - Bệnh viện đa khoa Đống Đa, cho biết:
Triệu chứng: Khu trú ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu ngón tay, mặt dưới ngón tay, rìa ngón tay, ô mô cái, mô út, lòng bàn tay, đầu ngón, mặt dưới ngón, vòm lòng bàn chân, rìa lòng bàn chân, hạn hữu mới lan lên mặt lưng (mặt mu) bàn tay chân, không bao giờ vượt quá cổ tay, chân. Mụn nước sâu, như chìm khảm vào mặt da, cứng chắc 1 - 2 mm đuờng kính, không gờ lên mặt da, rải rác hoặc tập trung thành từng đám, cụm, không tự vỡ, tự tiêu để lại điểm dầy sừng màu vàng, sau róc da để lại nền đỏ bóng màu hồng viền vằn vèo. Mụn nước ăn sâu vào thượng bì làm da nổi gồ lên, hình tròn, rải rác hay xếp thành chùm, sờ vào mụn nước thấy chắc, cảm giác như có một hạt gì nằm xen trong da, có thể trở thành bóng nước nhất là ở lòng bàn tay, bàn chân.
Các mụn nước thường xẹp đi và teo đét chứ không tự vỡ, thường có màu hơi ngà vàng, khi bong ra để lộ một nền da hồng, hình đa cung hoặc tròn, có viền vảy xung quanh. Bệnh thường kéo dài khoảng 2 đến 4 tuần, tróc vảy rồi lành và bệnh hay tái phát. Do chọc gãi có thể có mụn mủ, có quầng viêm đỏ, nhiễm khuẩn thứ phát bàn tay sưng tấy, sốt, hạch sưng, bạch cầu tăng.
Bệnh thường xảy ra từng đợt, trước khi nổi mụn nước thường có cảm giác ngứa, rát, một số trường hợp kèm tăng tiết mồ hôi. Mụn nước của bệnh tổ đỉa thường có xu hướng khô ít khi tự vỡ, rồi để lại một điểm dày sừng màu vàng đục, tróc da. Khi bị nhiễm khuẩn thì mụn nước hoặc bóng nước sẽ đục, sưng đỏ kèm theo sưng hạch bạch huyết ở vùng kế cận và người bệnh nóng sốt. Tiến triển từng đợt theo mùa thường nặng về xuân hạ, mùa đông đỡ, dai dẳng, hay tái phát.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!