Từ lâu phấn ong đã được sử dụng như một loại thuốc chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên bạn cần lưu ý gì khi sử dụng phấn hoa?
Nhiều chuyên gia khuyến cáo rằng không phải ai cũng sử dụng được loại thực phẩm này, đặc biệt với bà bầu, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Phấn ong có gây tác dụng phụ lên cơ thể?
Theo các chuyên gia, khi mới bắt đầu sử dụng phấn ong bạn chỉ nên dùng một lượng nhỏ thôi. Có nhiều ý kiến xoay quanh những dị ứng có thể có của phấn ong. Tuy nhiên, theo thống kê có rất ít những trường hợp bị dị ứng với phấn ong. Một vài cá nhân quá nhạy cảm có thể bị đau bụng, ngứa, mệt mỏi, suyễn, nhức đầu, hoặc tiêu chảy. Tuy nhiên, tính đến nay chưa xảy ra có trường hợp tử vong nào.
Một số điều cần lưu ý khi sử dụng phấn ong
- Những người đã từng bị dị ứng phấn hoa thì không nên sử dụng phấn hoa;
- Bạn không nên sử dụng phấn hoa đã bị biến chất (ẩm mốc, bốc mùi khó chịu);
- Phấn hoa có nhiều màu và kích thước hạt khác nhau tuỳ theo loại hoa cho phấn. Tùy vào mục đích sử dụng mà chúng ta có thể chọn cho mình loại phấn hoa phù hợp;
- Bạn cần biết cách phân biệt phấn hoa chất lượng tốt, phấn sẽ có màu tươi sáng, khô ráo, mùi thơm, vị bùi ngọt. Phấn hoa rừng có nhiều màu khác nhau, trong đó phấn có màu đỏ, vàng, nâu và trắng là loại tốt nhất;
- Bạn nên bảo quản phấn hoa ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp, tốt nhất nên chứa trong lọ thuỷ tinh, trong hộp sữa bột đã rửa kỹ, trong túi nilông và lưu ý đậy hoặc buộc kỹ vì phấn hoa hút ẩm mạnh;
- Bạn có thể trộn lẫn phấn hoa và mật ong theo tỷ lệ 1-1, cho vào lọ đậy kín rồi cho vào tủ lạnh hoặc để chỗ thoáng mát, bạn sẽ có một hỗn hợp phấn hoa và mật ong dẻo quánh, thơm ngon và bổ dưỡng sử dụng được rất lâu.
Lưu ý cho phụ nữ có thai và trẻ nhỏ
Hàm lượng sử dụng phấn hoa đến nay vẫn chưa được thống nhất. Thông thường, liều dùng trong một ngày đối với người lớn là 15g, đối với trẻ em là 7- 8g chia 2-3 lần. Đối với những người mới sử dụng phấn hoa lần đầu, hãy nếm thử mỗi lần từ 5 -7 hạt phấn/ngày, sau đó tăng dần số lượng, tối đa chỉ dùng 1 thìa/ngày.
Trên lý thuyết, phấn hoa đúng là khá “lành”. Nhưng với những người có tiền sử dị ứng nói chung và dị ứng phấn hoa nói riêng, cần hết sức cẩn trọng, đặc biệt với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và thai phụ.
Khi mang thai, người phụ nữ mang trong mình một mầm sống mới, mà thai nhi cũng là một trong những nhân tố khiến người mẹ bị dị ứng. Nên khi sử dụng loại thực phẩm bổ sung có khả năng gây dị ứng như phấn ong, nguy cơ bị dị ứng càng cao hơn.
Bên cạnh đó, nếu dùng phấn hoa chung với mật ong, thai phụ cũng cần lưu ý, không nên dùng mật ong sống, bởi trong mật ong có thể chứa vi sinh vật hoặc trong quá trình cất giữ đã bị nhiễm khuẩn. Thai phụ khi sử dụng dễ bị nhiễm khuẩn, đau bụng. Vì vậy, khi uống nước mật ong, nên hòa với nước đun sôi, vừa đảm bảo dinh dưỡng lại an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Đặc biệt, thai phụ khi bị tiểu đường không nên sử dụng mật ong bởi có chứa hàm lượng đường cao.
Có nhiều người đã nấu cháo, quấy bột cho con trộn lẫn với hạt phấn hoa sấy khô. Tuy nhiên, phấn hoa rất dễ gây dị ứng, mẩn ngứa đối với những người có vị giác, xúc giác quá mẫn cảm.
Để đề phòng con bị dị ứng phấn hoa, các mẹ chỉ nên dùng 1 thìa café nhỏ, quấy cùng bột hay cháo, vừa cho con ăn vừa theo dõi phản ứng của trẻ. Nếu bé bị ngứa hay nổi mẩn thì hãy dừng lại ngay lập tức. Ngay cả việc cha mẹ dùng phấn hoa kèm với mật ong để cho trẻ nhỏ uống để giảm bớt vị đắng, mùi khó chịu của phấn hoa cũng cần lưu ý. Phấn hoa là thực phẩm dễ gây dị ứng, do đó cha mẹ không nên tự ý mà hãy tự định lượng liều dùng phấn hoa, mật ong cho con mình.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Keo ong và sữa ong chúa còn bổ gấp vạn lần mật ong
- Bạn đã biết phân biệt sữa ong chúa và mật ong hay chưa?
- Những tác dụng làm đẹp kì diệu của mật ong
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!