BS Nguyễn Thị Hòa: Cách điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu

Cần biết - 05/17/2024

Giảm tiểu cầu xảy ra khi lượng tiểu cầu thấp hơn mức bình thường trong máu.

BS Nguyễn Thị Hòa: Cách điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu

Về nguyên nhân gây bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu, BS. Nguyễn Thị Hòa - Bác sĩ đa khoa - Bệnh viện đa khoa Đống Đa, cho biết:

'- Các nguyên nhân xác định được như: Do bị các bệnh nhiễm trùng nặng, nhiễm ký sinh trùng (sốt rét...), nhiễm siêu vi trùng (cúm, sởi, quai bị, viêm gan siêu vi...). Các bệnh có lách to (xơ gan, cường lách). Các bệnh tự miễn (ban đỏ rải rác, viêm nút động mạch, viêm đa khớp dạng thấp). Các bệnh về máu (suy tủy xương, xơ tủy, ung thư máu, ung thư hạch, ung thư nơi khác xâm lấn vào tủy xương; thiếu máu tiêu huyết tự miễn...) Ngoài ra, còn phải kể đến các trường hợp giảm tiểu cầu do thuốc (một số thuốc cảm cúm, an thần, hạ nhiệt, kháng sinh, thuốc nam, thuốc bắc không rõ loại...) và do độc chất.

- Nhiều trường hợp giảm tiểu cầu không xác định được nguyên nhân còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn. Ngày nay, có nhiều bằng chứng kết luận do nguyên nhân tự miễn, nên còn gọi là giảm tiểu cầu miễn dịch (PTT).

Các biện pháp điều trị hiện nay bao gồm:

1. Corticoid

2. Truyền máu tươi: Là biện pháp cần thiết để hồi phục nhanh chóng số lượng tiểu cầu, nhất là những trường hợp tiểu cầu dưới 80.000/ml

3. Cắt lách

Đây là phương pháp điều trị tích cực mang lại hiệu quả cao nhưng được chỉ định khi đã dùng corticoid và truyền máu ba đợt không có kết quả, theo thống kê chỉ định đúng bệnh khỏi đến 87%.

4. Các thuốc giảm miễn dịch

Được chỉ định sau khi dùng corticoid + truyền máu + cắt lách mà bệnh vẫn tiến triển'.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!