BS Nguyễn Thị Hòa: Chế độ ăn và sinh hoạt cho người bị đa hồng cầu

Cần biết - 11/24/2024

Đa hồng cầu (thừa hồng cầu) là một dạng bệnh tăng sinh tủy.

BS Nguyễn Thị Hòa: Chế độ ăn và sinh hoạt cho người bị đa hồng cầu

Tủy xương hoạt động quá mạnh, tạo ra quá nhiều tế bào máu, trong đó hồng cầu chiếm ưu thế làm cho máu bị cô đặc (tăng độ quánh) và có nguy cơ bị tắc ngẽn trong hệ tuần hoàn. Đó là một bệnh do một dòng tế bào bất thường (một clon) bị thay đổi gen gây ra.

BS. Nguyễn Thị Hòa - Bác sĩ đa khoa - Bệnh viện đa khoa Đống Đa, cho biết:

Đó là một loại ung thư máu thuộc dòng hồng cầu, tiến triển chậm. Được xác định là một hội chứng trong đó sự tăng số lượng hồng cầu máu ngoại vi, phát hiện được bằng cách đếm số lượng hồng cầu. Bình thường ở người lớn, trong một mm3 máu có từ 3,7 – 4 triệu hồng cầu. Dưới 3.500.000 hồng cầu, coi như thiếu máu. Trên 5.000.000 hồng cầu, coi như đa hồng cầu, một bệnh tiên phát hoặc thứ phát sau các bệnh tiên thiên, thiếu oxy kinh diễn, ở trên độ cao.Vì vậy có thể xem đây như một bệnh ác tính của tế bào máu. Đôi khi do Tâm phế mạn (chronic cor pulmonale) là một thuật ngữ mô tả các ảnh hưởng của rối loạn chức năng phổi lên tim phải, bệnh tim bẩm sinh gây nên.

Bệnh có các biểu hiện thường thấy như có rối loạn tuần hoàn nhẹ, đỏ da, mệt mỏi, suy nhược, đau nhiều nơi trong cơ thể, mất sức, sụt cân, rối loạn tâm lý, loét hoặc xuất huyết tiêu hóa, lách to, tê rần nửa người, liệt một chi hoặc nửa người, nhức đầu, chóng mặt, ù tai, giảm thị lực, chảy máu chân răng, hội chứng tăng acid uric máu thứ phát gây thể bệnh gút thứ phát... Những biểu hiện nguy hiểm ở mạch máu như tắc tĩnh mạch chi dưới, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, chảy máu đường tiêu hóa, có thể gây cơn thiếu máu não hay nhũn não...

Những người sống ở vùng núi cao có thể bị đa hồng cầu nhưng cơ thể họ thích nghi được. Phi công sống nhiều ngày trên cao cũng có thể bị đa hồng cầu nhưng chỉ trong một khoảng thời gian ngắn và ít khi có biểu hiện bệnh.

Bệnh gặp nhiều hơn ở những người có tăng huyết áp, béo phì, có bệnh động mạch vành, do khối u...

Bệnh đa hồng cầu nguyên phát là bệnh rất hiếm gặp, đây là bệnh chưa rõ nguyên nhân và được xem là hậu quả của tình trạng loạn sản tủy tạo huyết dòng hồng cầu.

Điều trị bệnh, gồm có:

- Lấy bớt hồng cầu: bằng cách rút bỏ bớt máu có định kỳ và theo dõi công thức máu.

- Dùng hoá trị liệu: thuốc Hydroxyurea (viên 500mg) uống và điều chỉnh liều để giữ hồng cầu trong mức ổn định bình thường.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!