Tuyến gồm hai loại tế bào: tế bào nước bài tiết nước và enzym tiêu hoá, tế bào nhầy bài tiết nhầy. Tỉ lệ giữa hai loại tế bào thay đổi tuỳ theo từng tuyến mang tai, dưỡi hàm, dưới lưỡi hoặc là tuyến lẻ trong niêm mạc miệng. Nước bọt lấy từ miệng là hỗn hợp của sản phẩm được bài tiết từ các tuyến nước bọt kể trên.
BS. Nguyễn Thị Hòa - Bác sĩ đa khoa - Bệnh viện đa khoa Đống Đa, cho biết:
Nước bọt tinh khiết là một chất lỏng trong suốt, không màu, quánh, PH = 6,5. Enzym tiêu hoá chủ yếu của nước bọt là amylase nước bọt, có tác dụng phân giải tinh bột chín thành đường mantosa. Trong nước bọt có chất nhầy, có tác dụng bảo vệ niêm mạc miệng, làm trơn thức ăn, dễ nuốt. Nước bọt còn có những chất bài tiết theo nước bọt như ngưng kết nguyên của hồng cầu, nhờ đó người ta có thể xác định nhóm hồng cầu bằng nước bọt, trong đó có canxi, có thể kết tủa thành sỏi ống nước bọt.
Nước bọt được tự động bài tiết mỗi khi niêm mạc mạc miệng bị kích thích nhờ phản xạ không điều kiện, nhờ đó khi ta nhai thức ăn, nước bọt được tự động bài tiết. Nước bọt cũng còn bài tiết nhờ các phản xạ có điều kiện do các kích thích thường xuất hiện trong bữa ăn gây ra và là nguyên nhân khiến ta bài tiết mỗi khi nhìn thấy thức ăn ưa thích. Nước bọt cũng được bài tiết mỗi khi đoạn dưới của thực quản bị kích thích (hóc, viêm, u thực quản), khi phúc mạc bị kích thích (có thai), khi trung tâm nôn bị kích thích. Tất cả những nguyên nhân trên đều thông qua dây thần kinh phó giao cảm mà gây bài tiết. Dùng các thuốc huỷ giao cảm có thể làm cho bài tiết nước bọt giảm đi, gây khô miệng.
Tăng tiết nước bọt có thể là do khi nói sự chuyển động của lưỡi và hàm đã kích thích tuyến nước bọt dưới lưỡi, dưới hàm… và gây tăng tiết nước bọt. Hoặc việc tăng tiết nước bọt này là do những rối loạn thần kinh thần kinh thực vật hoặc cũng có thể có những tổn thương thực thể trong miệng cũng như ống tiêu hoá gây ra.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!