BS Nguyễn Thị Minh Huệ: Làm gì khi bị đỉa hút máu?

Cần biết - 04/27/2024

Khi bị đỉa cắn có thể dùng nước bọt để chà lên chỗ đỉa cắn. BS. Nguyễn Thị Minh Huệ sẽ nói rõ về vấn đề này.

BS Nguyễn Thị Minh Huệ: Làm gì khi bị đỉa hút máu?

Đỉa có thân mềm và nhầy phù hợp với việc bơi lội trong nước. Thức ăn của chúng là các phiêu sinh phù du trong nước và trên lá cây.

BS. Nguyễn Thị Minh Huệ - Chuyên khoa Nội - Trung tâm Y tế quận Hai Bà Trưng - Sở Y tế Hà Nội, cho biết:

Đỉa hút máu để chuyển hoá thức ăn trong cơ thể. Miệng đỉa có giác hút để châm vào con mồi và hút máu. Khi hút máu của người và động vật, nó phải no máu thì mới nhả ra và khi này chỗ miệng đỉa cắn vào da thì máu vẫn chảy tiếp tục do có chất chống đông máu do đỉa tiết ra (chất hirudin). Bình thường, các bà, các cô khi làm việc tại những nơi có nhiều đỉa thường mặc quần áo có tác dụng phòng đỉa cắn như xà cạp tay, xà cạp chân.

Nếu bị đỉa cắn rồi (do không có các loại có tác dụng làm đỉa nhanh nhả vết hút máu thì có thể dùng nước bọt (nhổ nước bọt vào mu bàn tay của mình - càng nhiều càng tốt) chà lên chỗ đỉa đang bám thì đỉa sẽ nhả ra ngay và nước bọt cũng có tác dụng cầm máu. Nếu các bà, các chị ăn trầu thì có thể sử dụng vôi bôi vào chỗ đỉa hút máu thì đỉa cũng nhả ra. Tuy nhiên, khi biết rõ vùng làm việc có nhiều đỉa, có thể dùng vôi giã với lá trầu không và bồ hóng gói vào một túi, khi bị đỉa cắn dùng túi đánh vào con đỉa một nhát nó bị say và nhả cắn ngay (đỉa có thể bị chết nếu dùng đặc và mạnh).

Để cầm máu có thể dùng miếng dán hoặc nếu không có sẵn thì có thể dùng nước bọt dán lá nón vào miệng đỉa cắn.

Để đề phòng nhiễm trùng vết cắn, có thể lau sạch vết cắn và rửa bằng nước muối loãng.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!