BS Nguyễn Thị Thúy: Cách tăng sức đề kháng cho trẻ

Cần biết - 03/29/2024

Sức đề kháng là khả năng bảo vệ và chống lại các tác nhân xâm nhập vào cơ thể con người. BS. Nguyễn Thị Thúy sẽ làm rõ vấn đề này.

BS Nguyễn Thị Thúy: Cách tăng sức đề kháng cho trẻ

Các tác nhân đó có thể là các vi sinh vật như vi-rút, vi khuẩn, ký sinh trùng… Sức đề kháng kém là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại vi-rút gây bệnh phát triển. Nhất là ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh khi mới chào đời, không còn được bảo vệ ở trong cơ thể người mẹ.

BS. Nguyễn Thị Thúy - Chuyên khoa Nội - Bộ Y tế, cho biết:

Hiện nay theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới, các bà mẹ nên cho con bú sữa đến 24 tháng tuổi. Sữa mẹ luôn là thức ăn tốt nhất cho trẻ, giúp trẻ chống lại bệnh tật một cách hiệu quả. Trong sữa có các dưỡng chất bổ dưỡng, dễ hấp thu như đạm, vitamin, khoáng chất và các yếu tố vi lượng… rất cần cho sự phát triển, phòng, chống bệnh cho trẻ.

- Tiêm phòng cho trẻ theo đúng lịch tiêm chủng quốc gia, để con có các kháng thể phòng, chống các bệnh mà trẻ hay mắc như lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, viêm màng não, viêm gan, thủy đậu… Đây là biện pháp nâng cao hệ miễn dịch tốt nhất cho trẻ.

- Uống đủ nước. Việc thường xuyên bổ sung thêm nước cho trẻ giúp rửa sạch ruột, hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả. Do đó, hãy tập cho trẻ thói quen uống nước mỗi ngày, lượng nước uống tuỳ thuộc vào nhu cầu của bé...

- Dinh dưỡng đầy đủ, tăng cường trái cây, rau xanh. Bạn nên cho con ăn nhiều trứng, thịt, các loại rau, hoa quả tươi. Đây là những thực phẩm chứa nhiều vi chất dinh dưỡng (vitamin A, sắt, i - ốt, kẽm, canxi…) giúp chống lại bệnh tật.

Nên ăn nhiều thực phẩm có tính kiềm. Môi trường kiềm trong cơ thể không có lợi cho vi-rút sinh trưởng và phát triển. Thực phẩm có chứa nhiều kiềm bao gồm táo, nho, cà chua, cà rốt, rong biển… Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin A. Vitamin A có thể ổn định màng tế bào da trên cơ thể, tăng cường chức năng hệ thống miễn dịch. Khi cơ thể thiếu vitamin A, khả năng chống lại vi-rút của các tế bào cũng giảm đi, chức năng bảo vệ niêm mạc đường hô hấp cũng theo đó yếu đi, một khi bị vi-rút, vi khuẩn tấn công thì rất dễ bị viêm nhiễm đường hô hấp. Thực phẩm chứa nhiều vitamin A gồm cà rốt, gan động vật, thịt đỏ, rau ngót, đu đủ…

Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C. Vitamin C hỗ trợ tăng cường sức đề kháng toàn diện cho cơ thể, vitamin C còn có thể đẩy các chất có hại ra ngoài tế bào bạch huyết, phục hồi khả năng các tế bào bị thương tổn. Lúc bị cảm hoặc bị sốt, nồng độ vitamin C trong tế bào bạch huyết sẽ giảm thấp. Thực phẩm chứa nhiều vitamin C bao gồm: cam, quýt, lê, dâu tây, rau cần... Ăn nhiều thực phẩm chứa kẽm. Kẽm có thể trực tiếp khống chế sự sinh sôi nảy nở của vi-rút, đồng thời tăng cường khả năng đề kháng cho cơ thể, được đặt cho biệt danh “khắc tinh của vi-rút”. Thực phẩm chứa kẽm bao gồm: con hàu, thịt nạc, gan lợn, các loại cá, lòng đỏ trứng....

Ăn sữa chua làm tăng hệ miễn dịch. Mẹo này sẽ giúp con bạn có đủ vi khuẩn thân thiện. Hãy chọn cho con bạn loại có nhiều vi khuẩn tốt thay vì chỉ có một loại, chẳng hạn sự kết hợp giữa lactobacillus và bifidus regularis.

- Không tùy ý dùng thuốc kháng sinh. Khi trẻ ốm bạn nên dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, không tự mua thuốc về dùng hay dùng theo lời khuyên của bạn bè…Việc tùy ý dùng thuốc kháng sinh dẫn tới hiện tượng 'nhờn' thuốc. Điều này khiến cơ thể không thể chống lại sự xâm nhập của những loại vi khuẩn trong môi trường xung quanh.

- Giảm ăn đường. Việc ăn quá nhiều đường không chỉ làm tăng cân, mà còn làm suy yếu hệ miễn dịch. 'Đường tinh chế có thể gây ra những cục đường máu, làm tổn thương tế bào bạch cầu - hệ thống phòng vệ đầu tiên của cơ thể', để giảm đường, hãy cho con bạn uống nước trắng thay nước ngọt có gas, và cung cấp hoa quả thay cho kẹo.

- Làm sạch không khí. Khói thuốc lá, hóa chất lau nhà phá hoại các lông mao trong mũi, vốn có tác dụng ngăn cản vi-rút. Vì thế, hãy để khói thuốc tránh xa nhà, xe hơi của bạn, và sử dụng các chất lau nhà dịu nhẹ.

- Cho trẻ tiếp xúc với môi trường xung quanh. Muốn con khỏe mạnh thì tuyệt đối không được giữ con quá kỹ. Tiếp xúc với môi trường xung quanh, trẻ sẽ có sức đề kháng tự nhiên tốt hơn do cơ thể đã được tập làm quen với những tác nhân gây hại (nếu có) trong môi trường. Đây là cách tập luyện hệ miễn dịch, đồng thời giúp trẻ hình thành tính cách có lợi cho sự phát triển toàn diện.

- Giữ vệ sinh sạch sẽ. Bạn nên rèn cho trẻ thói quen giữ vệ sinh sạch sẽ, rửa tay sau khi đi vệ sinh, đặc biệt trước khi ăn cơm. Không đưa tay lên mồm. Con bạn sẽ hình thành thói quen, tránh đưa vi khuẩn vào người.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!