Khi bị thủy đậu, người bệnh có biểu hiện mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau họng và trên da xuất hiện các nốt ban đỏ bắt đầu ở vùng đầu, mắt rồi lan ra toàn thân.
Ban đỏ mọc nhiều đợt trên cùng một vùng da nên có thể thấy chúng ở nhiều mức độ khác nhau từ nốt sẩn, mụn nước trong, mụn nước đục hoặc đóng vẩy.
Ngoài ra, BS. Nguyễn Thị Thúy - Bộ Y tế cho biết thêm:
'Người bị bệnh thủy đậu có thể nổi từ vài cho đến hàng trăm mụn nước trên cơ thể. Bệnh kéo dài từ 7-10 ngày. Nếu không có biến chứng, các mụn nước sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi mụn nước, không để lại sẹo. Tuy nhiên, nếu bị nhiễm trùng mụn nước có thể để lại sẹo.
Bệnh thủy đậu là bệnh lành tính, không có triệu chứng nặng nề ngoài mụn nước, nhưng cũng có thể gây ra nhiễm trùng da nơi mọc mụn nước đến nhiễm trùng huyết...'.
Khi bị bệnh, để tránh lây lan, nên sử dụng các vật dụng sinh hoạt cá nhân riêng như khăn mặt, cốc, chén, thìa, đũa. Vệ sinh mũi họng hằng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý. Tăng cường vệ sinh cá nhân, vệ sinh phòng ở của người bệnh, đồ vật nhiễm mầm bệnh hàng ngày bằng dung dịch sát khuẩn thông thường.
>>Xem thêm: Hỏi đáp về bệnh thủy đậu
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!