Đây là nội tiết tố được sinh ra từ tuyến nội tiết sinh dục của cả nam và nữ, nó sẽ kích thích tuyến bã ở da tiết ra chất nhờn tại một số vùng trên cơ thể, đặc biệt là vùng da mặt. Nếu da không được vệ sinh sạch sẽ, bã nhờn bị tích tụ lại ở lỗ chân lông sẽ kết hợp với vi khuẩn tạo thành mụn.
BS. Nguyễn Vũ Cẩm Tú - Chuyên khoa Nội - Sản - Nhi - Khoa Giám định – Viện Pháp y Quốc gia, cho biết:
Trầu không hay trầu (tên khoa học Piper betle) là một loài cây gia vị và cũng dùng làm thuốc, lá của nó có các tính chất dược học. Đây là loài cây thường xanh, loại dây leo và sống lâu năm, với các lá hình trái tim có mặt bóng và các hoa đuôi sóc màu trắng, có thể cao tới 1 mét. Theo y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn.
Trung bình trong 100 gr lá trầu không chứa 85,4% nước , 0,8% chất béo, 3,1% protein, 2,3% muối khoáng, 6,1% carbohydrate và 2,3% chất xơ. Hàm lượng khoáng chất và vitamin chủ yếu là canxi, thiamin, caroten, niacin , riboflavin và vitamin C.
Trong lá trầu không có chất tinh dầu thơm, hắc, có chứa một dạng phenol có tên là chavicol có đặc tính khử trùng rất tốt. Chính vì vậy trầu không sẽ cho hiệu quả tốt trong việc trị mụn bởi nó cho phép diệt khuẩn, đạt tới hiệu quả làm tiêu nhân mụn và loại bỏ tế bào chết. Kế đó, các tinh chất dưỡng từ lá trầu không sẽ giúp thu nhỏ lỗ chân lông, giúp da láng mịn, tự nhiên.
Chuẩn bị:
- 3 lá trầu không
- 1 ly nước nóng sạch
Cách làm:
Lấy 3 lá trầu không rửa sạch, để ráo rồi vò nát. Sau đó lấy một ly nước nóng sạch, bỏ 3 là trầu không vào. Bạn để nguội trong khoảng 30 phút, sau đó lấy nước trầu không rửa lên mặt khoảng 2- 3 lần.
Chỉ nên áp dụng biện pháp này hai tuần một lần để giữ cho làn da sạch các vết mụn đầu đen. Không nên lạm dụng quá, bởi nếu rửa mặt với nước trầu không nhiều, sẽ làm cho làn da bị khô đi bởi tinh dầu trong lá trầu không có có tính nóng, có thể gây rát da, đỏ da.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!