Bánh chưng, xôi nếp... là các món ăn cổ truyền của người Việt khi Tết đến xuân về. Nhưng đây lại không phải là thực phẩm tốt cho tất cả mọi người.
BSCKII. Vũ Thị Lừu - Chuyên khoa Nội - Tiêu hóa - Bệnh viện E, cho biết:
Khi ăn các sản phẩm làm từ gạo nếp (xôi, bán chưng...) hoặc khoai, sắn... thì bị nóng cổ, ợ chua, trong khi ăn cơm gạo tẻ bình thường thì không mắc tình trạng này. Nguyên nhân có thể do trong gạo, khoai, sắn có hàm lượng tinh bột cao mà lượng men tiêu hóa tinh bột không đủ nên có thể gây nên tình trạng nóng cổ.
Mặt khác hiện tượng nóng cổ khi ăn đồ nếp là do cấu tạo tinh bột của gạo nếp. Khác với gạo tẻ, gạo nếp có cấu tạo tinh bột dạng sợi, gạo nếp có cấu tạo tinh bột dạng nhánh nên tinh bột thường chắc và khó chia cắt nên khi ăn nhiều cảm thấy no lâu, khó tiêu, thậm chí nhiều người còn có hiện tượng ợ chua.
Tuy nhiên, không phải ai ăn đồ nếp và khoai sắn đều bị nóng cổ. Hiện tượng này chỉ hay xảy ra trên những người có trào ngược dạ dày - thực quản.
Đây là một bệnh được chẩn đoán chủ yếu dựa vào triệu chứng chức năng. Hầu hết bệnh nhân đều có triệu chứng điển hình là ợ nóng tức là có cảm giác nóng rát từ dạ dày hay phần ngực thấp lan lên cổ.
Người bệnh bị nóng cổ do trào ngược nên uống 1 viên Omeprazol một lát thì tình trạng nóng cổ giảm nhiều. Thuốc Omeprazol là một ức chế bơm proton, đây chính là lựa chọn đầu tiên trong điều trị trào ngược.
Khi bị trào ngược chế độ ăn rất quan trọng. Người bệnh không nên ăn thức ăn gây nóng cổ ví dụ như đồ nếp hay khoai sắn...
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!