Khi ăn đồ ngọt, đường hấp thu vào máu rất nhanh, đường huyết tăng đột ngột khiến tụy phải hoạt động nhiều, giải phóng insulin để điều chỉnh đường huyết. Nếu sự việc này diễn ra liên tục, tụy sẽ mệt mỏi, suy giảm chức năng, khi đó bệnh tiểu đường rất có thể sẽ xuất hiện.
BSCK II Vũ Thị Lừu - Chuyên khoa Nội - Tiêu hóa - Bệnh viện E, cho biết:
Do vậy, nên uống vừa phải và nên chia nhỏ lượng uống mỗi lần nhất là khi bạn có thêm một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ như sau:
- Có BMI = 23, vòng eo > 90 cm (nam), > 80 cm (nữ)
- Có người thân (bố, mẹ, anh, chị, em ruột đã mắc bệnh đái tháo đường)
- Có tiền sử sản khoa đặc biệt (thai chết lưu, xảy thai, đái tháo đường thai nghén, sinh con to ≥ 4kg)
- Tăng huyết áp vô căn ( ≥ 140/90 mmHg)
- Có tiền sử rối loạn dung nạp glucose hoặc rối loạn đường huyết lúc đói
- Có bệnh mạch vành hoặc đột quỵ
- Tăng triglyceride (mỡ) máu
- Chế độ ăn nhiều chất béo
- Uống nhiều rượu
- Ngồi nhiều
- Béo phì hoặc thừa cân
- Stress: Khi bị Stress cơ thể sẽ đáp ứng bằng cách sản xuất nhiều hoóc-môn để chống stress, nhưng những hoóc-môn này cũng làm insulin hoạt động không hiệu quả.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!