Phenol dùng để làm gì, dùng vào lúc nào hay do quá trình tự sinh ra khi cấp đông... cần phải được làm rõ.
Bổ sung phenol vào thì nguy cơ sẽ lớn vì đây là hoá chất không được phép sử dụng.(Ảnh minh họa: Internet)
Về vấn đề cá nục nhiễm phenol ở Quảng Trị, trao đổi với chúng tôi, PGS Nguyễn Duy Thịnh – Viện Công nghệ thực phẩm Bách Khoa cho biết: 'Người ta sử dụng phenol chủ yếu trong công nghiệp. Đây là dung môi hữu cơ sử dụng trong quá trình sản xuất thuốc nhuộm, làm dung môi cho sản xuất sơn, chất dẻo, sử dụng trong chất tạo màu, chất nhuộm'.
PGS Thịnh cho biết hiện nay ông không rõ hoá chất phenol này dùng trong nông nghiệp để làm gì. 'Có những cái có thể sử dụng trong nông nghiệp nhưng không sử dụng được trong thực phẩm. Chúng ta cần làm rõ vai trò của chất này. Thực phẩm người ta chỉ dùng phenol để khử trùng, vì phenol có trong các chất tẩy rửa' – PGS Thịnh nhấn mạnh.
Trên thế giới hiện nay, ở một số khu vực nhà máy sản xuất sơn, thuốc nhuộm hay các ngành công nghiệp chất dẻo người ta có sử dụng hoá chất phenol này làm dung môi công nghiệp, gây ra ô nhiễm môi trường xung quanh, nên ở Mỹ họ đã cho quy định hàm lượng phenol trong môi trường và trong thực phẩm là khác nhau.
Bộ Y tế Việt Nam quy định năm 2002, trong môi trường phenol có khả năng được phép là 4mg/m3 không khí, mỗi lần tiếp xúc chỉ tối đa là 8mg/m3. Còn trong thực phẩm không thấy nhắc tới vì bản chất hoá chất này đã bị cấm.
Còn của là Mỹ 5mg/m3 không khí vì phenol kích động nhiều lên hệ thần kinh. Trong quy định của các nước, phenol không được sử dụng trong thực phẩm mà con người chỉ hấp thụ qua đường không khí vì ô nhiễm môi trường. Khi hít phải phenol hàm lượng ở không khí thì nó có thể đào thải.
Quay về phenol trong cá nục với hàm lượng 0,037mg/kg, PGS Thịnh cho biết đây là chất độc nhưng với hàm lượng này nó còn rất ít để có thể gây độc. 0,037mg/kg tương đương 0.037mg/m3, so với ở Mỹ thì đây là mức rất thấp.
Lượng chất độc là như thế nhưng cũng phải so sánh mức ăn vào trong một ngày.
Cá nục được yêu thích vì nhiều đạm (ảnh: Internet)
Ví dụ ăn 1kg cá nục có chứa 0.037mg phenol nhưng một người không thể ăn hết được cả 1kg cá nục. Chúng ta tính một người ăn nửa kg cá nục 1 ngày thì lượng phenol trong cá cũng chỉ là 0,018mg/ngày.
Ngoài ra, khi chế biến hay rã đông thì hàm lượng phenol đã bị đào thải thêm ít nhiều nên PGS Thịnh cho biết người tiêu dùng không nên quá lo lắng. Vì phenol có thể bay hơi trong nước nên chế biến bằng chiên, rán, nấu canh hay kho đều bị bay đi ít nhiều.
Nếu họ cố tình bổ sung phenol vào thì nguy cơ sẽ lớn hơn dù hàm lượng thấp hay cao vì đây là hoá chất không được phép sử dụng. Nếu họ đưa phenol vào để che lấp khiếm khuyết của cá là hành động không đúng, cần cảnh giác.
Ngoài ra, nếu phenol được phép sử dụng trong nông nghiệp thì cũng cần nói rõ nó dùng để làm gì? Chúng ta cần trả lời câu hỏi sử dụng trong trường hợp nào. Do hải sản bị chết nên người dân dùng phenol để tăng chất lượng hải sản lên hay phenol đến từ quá trình cá bị chết?
Cá biển, nhất là cá nục giàu đạm, khi chết các vi sinh vật hoạt động rất mạnh và chúng có thể thải ra độc tố.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!