AST (SGOT), ALT (SGPT), GGT là các chỉ số men gan. Tùy vào từng loại bệnh, các chỉ số này sẽ tăng đến một mức độ nhất định, nếu không điều trị kịp thời nguyên nhân làm men gan tăng cao, các chỉ số này có thể xuống thấp bất ngờ vì không còn tế bào gan nào sống sót. Cùng Lily & WeCare tìm hiểu các chỉ số này cho biết điều gì về men gan.
Chỉ số AST (SGOT), ALT (SGPT), GGT là gì?
AST (hay còn gọi là SGOT) mức bình thường vào khoảng từ 20- 40 UI/L. Bên cạnh AST, còn có ALT, đây là hai men gan đặc trưng cho gan. Khi có nhiều tế bào gan bị tổn thương, hoại tử, cả hai men này sẽ được “giải thoát” và ồ ạt phóng thích vào máu.
So với chỉ số AST, ALT (hay còn gọi là SGPT) là chỉ số đặc hiệu, cảnh báo rõ nét hơn những tổn thương ở gan do nằm chủ yếu trong bào tương ở gan (chỉ một số ít trong tế bào cơ vân và tim). Còn men AST, ngoài nằm ở gan còn nằm nhiều ở cơ quan khác, đặc biệt là cơ. Bình thường, chỉ số xét nghiệm ALT cũng trong khoảng: 20 - 40 UI/L tương đương với mức bình quân của men AST.
Chỉ số GGT (hay còn gọi là Gamma GT) là chỉ số men trong tế bào thành của ống mật. Chỉ số GGT mức bình thường vào khoảng dưới 60 UI/L (nam 11-50 UI/L, nữ 07-32 UI/L).
Chỉ số GGT, AST, ALT bao nhiêu là cao?
Viêm gan: Viêm gan cấp do virus (A, B, C, E, D...) hoặc bất kỳ nguyên nhân nào cũng làm cho men gan tăng cao đột biến. Chỉ số AST (SGOT), ALT (SGPT), GGT tăng cao từ 1 - 2 lần là ở mức độ nhẹ, từ trên 2 - 5 lần là tăng ở mức độ trung bình và tăng trên 5 lần là tăng ở mức độ nặng. Nhiều trường hợp viêm gan cấp tính hoặc viêm gan tối cấp hoặc ung thư gan lượng men gan tăng nhanh một cách đột biến có khi lên tới 5.000UI/L.
Bia rượu: Lượng men gan trong máu do gan bị tổn thương bởi rượu, chỉ số AST thường tăng cao từ 2 - 10 lần trong khi đó chỉ số ALT tăng ít.
Thuốc điều trị: Thuốc điều trị một bệnh nào đó cũng có thể gây tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của gan hoặc gây ngộ độc tế bào gan làm xuất hiện viêm gan cấp tính do thuốc, ví dụ ngộ độc thuốc điều trị lao. Trong trường hợp này men gan AST (SGOT), ALT (SGPT), GGT có thể tăng cao đến 3.000UI/L.
Suy gan cấp hay sốc gan: Một trong các chỉ số AST (SGOT), ALT (SGPT), GGT của người bệnh có thể tăng đến 5.000 UI/L.
Trong vàng da tắc mật, các chỉ số AST (SGOT), ALT (SGPT), GGT tăng cao nhưng thường dưới 500 UI/L.
Xét nghiệm men gan GGT tăng cao thì đó có thể là tình trạng viêm gan, u bướu ở gan, ống dẫn mật, xơ gan... Chỉ số GGT cũng tăng trong trường hợp suy tim hoặc dùng các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống nấm, thuốc giảm đau chống viêm... Ngoài ra GGT cũng còn là men gan chỉ điểm cho việc tổn thương gan có liên quan đến việc lạm dụng rượu bia vượt mức cho phép.
Người ta cũng thấy các loại men gan AST (SGOT), ALT (SGPT), GGT tăng trong các trường hợp bệnh sốt rét, bệnh về đường mật, ứ sắt, viêm gan tự miễn, bệnh lý tự miễn ở ruột non, và một số bệnh lý khác.
Khi tăng men gan cần làm gì?
Nếu tình cờ phát hiện men gan AST (SGOT), ALT (SGPT), GGT trong máu gia tăng, đặc biệt là chỉ số AST, ALT tăng gấp đôi bình thường (trên 40UI/L) cần đi khám để bác sĩ xác định nguyên nhân, tuân theo hướng dẫn điều trị. Cụ thể, cần thực hiện một số lời khuyên sau:
Đầu tiên, cần làm xét nghiệm viêm gan, đặc biệt là viêm gan B và C. Riêng viêm gan B, ngoài xét nghiệm xem HBsAg khi có dương tính còn cần làm thêm xét nghiệm HBeAg, HBsAb, antiHBeAg... Nếu có điều kiện, cần xét nghiệm định lượng ADN của virus.
Nếu men gan tăng có nguyên nhân do viêm tắc đường dẫn mật thì cần điều trị nguyên nhân.
Nếu viêm gan do rượu, cần kiêng rượu, bia và các loại nước giải khát có cồn.
Nên đi kiểm tra sức khoẻ định kỳ để được bác sĩ theo dõi và đánh giá tiến triển của bệnh. Không ăn mỡ động vật, các loại thức ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ. Ngoài ra cũng nên vận động một cách nhẹ nhàng.
Không nên tự ý mua các loại thuốc Nam hay thuốc Ðông y theo lời truyền miệng để điều trị. Các loại thuốc chưa được kiểm chứng khoa học hoặc chưa có bằng chứng rõ ràng sẽ dẫn đến nhiều hậu quả tai hại, làm bệnh gan thêm trầm trọng hoặc không thể điều trị.
Cần làm thêm các xét nghiệm khác khi men gan tăng
Không phải cứ men gan tăng là 100% gan có vấn đề. Men gan tăng là triệu chứng cho thấy đã xuất hiện những tổn thương. Nhưng cũng có một số trường hợp khác khiến men gan tăng cao.
Ví dụ như đối với AST còn tồn tại trong thận, cơ và tim nên việc tăng độc lập chỉ số này không phản ánh 100% bạn đang gặp các vấn đề về gan. GGT và AP hay còn được gọi là men gan mật. GGT được tìm thấy chủ yếu trong gan nhưng AP còn được tìm thấy ở nhiều cơ quan khác như ruột, thận và nhau thai. Vì vậy, mức AP tăng phản ánh vấn đề về gan nếu kèm theo việc tăng chỉ số GGT. GGT được dùng trong chuẩn đoán mức độ nghiện rượu của bệnh nhân. Khi uống rượu, enzym này sẽ tăng lên tương ứng với lượng rượu hấp thụ. Bên cạnh đó, AP và GGT tăng cao cũng phản ánh mức độ tổn thương do sử dụng thuốc lá của người bệnh.
Thời gian tiến hành xét nghiệm cũng ảnh hưởng đến kết quả của bệnh nhân. Bạn phải đảm bảo rằng người bệnh không sử dụng rượu, bia hoặc chất có cồn trong một khoảng thời gian ngắn trước khi tiến hành xét nghiệm. Nếu người bệnh có tiền sử bệnh gan trước đó, việc dựa vào các chỉ số men gan ở thời điểm hiện tại không mang lại kết quả hoàn toàn chính xác, cần tiến hành các thủ tục khác như siêu âm, chụp cắt lớp và cộng hưởng từ. Để hiểu rõ tình trạng bệnh lý của gan, gìn giữ lá gan luôn khỏe mạnh.
Kiểm tra chức năng gan với dịch vụ Xét nghiệm tại nhà Xander
Trong môi trường sống hiện đại ngày nay, với việc phải đối mặt với tình trạng ô nhiiễm môi trường, cùng các thói quen như hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, sử dụng thực phẩm không an toàn khiến nhiều người lo lắng về chức năng gan của mình. Chính vì vậy, Xander đã cung cấp một gói xét nghiệm chức năng gan, men gan giúp bạn có thể đánh giá tình trạng của gan thời điểm hiện tại.
Xét nghiệm tại nhà Xander hiện đang là luồng gió mới trên thị trường y tế, là đối tác độc quyền của Bệnh viên Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, là những nơi có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế cùng hệ thống các phòng lab hiện đại hàng đầu càng nước.
Gói xét nghiệm chức năng gan và men gan này giúp cho bạn có thể đánh giá được tình trạng làm việc của gan, men gan hiện tại để kịp nắm bắt tình trạng sức khỏe và lựa chọn phương pháp điều trị .
Lợi ích khi đến với Xét nghiệm tại nhà Xander
- Mẫu xét nghiệm được lấy tại nhà khách hàng, không mất công chờ xếp hàng, lấy kết quả như khi làm xét nghiệm ở các bệnh viện công.
- 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương.
- Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
- Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu đỏ của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.
Chia sẻ kinh nghiệm điều trị viêm gan B giai đoạn đầu
5 cơ sở xét nghiệm máu được đánh giá cao ở Hà Nội
Chi tiết gói xét nghiệm Xander dành cho phụ nữ mang thai tuần 15-22
Phụ nữ mang thai tuần từ 32 đến 36 nên dùng gói xét nghiệm nào?
Lưu ý gì trước khi chuẩn bị khi xét nghiệm khả năng sinh sản?
Chi phí gói xét nghiệm:
- Giá gói xét nghiệm kiểm tra chức năng gan, men gan của Xander đề xuất (mẫu được phân tích tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương): 419,000 đồng
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ Đại học Y Hà Nội tới địa chỉ lấy mẫu
* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, liên hệ với hotline:(024) 73049779 / 0984.999.501 để được tư vấn cụ thể.
Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00
Xem thêm:
- Bệnh men gan cao có lây không?
- Những điều cần biết về xét nghiệm men gan
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!