Dị ứng rất phổ biến, gần một nửa số người bị dị ứng đều mắc bệnh sốt cỏ khô. Các dị nguyên phổ biến nhất bao gồm phấn hoa, bụi, nấm mốc, lông động vật, cao su, thực phẩm và nọc độc của côn trùng. Dưới đây là 7 dấu hiệu cho thấy bạn bị dị ứng.
Viêm mũi
Thường xuyên gãi mũi là dấu hiệu đầu tiên khi bạn bị dị ứng. Qua thời gian việc cọ xát liên tục sẽ gây ra nếp gấp trên sống mũi đặc biệt phổ biến ở trẻ em và người lớn bị viêm mũi.
Thở khò khè, hắt hơi và ngứa mắt
Mũi có tác dụng lọc sạch bụi bẩn và những tác nhân có khả năng gây dị ứng khác trước khi chúng xâm nhập vào phổi. Khi bạn hít phải dị vật chúng sẽ bị kẹt trong hốc mũi nơi có các tế bào mast. Các tế bào mast giải phóng histamin làm cho các mạch máu trong mũi nở ra và tiết ra chất dịch vào các mô xung quanh. Điều này gây ngứa, sưng và viêm gây nên các triệu chứng như ngứa, chảy nước mũi và hắt hơi.
Đau ở mặt
Dị ứng có thể gây viêm xoang khiến bạn bị đau mặt. Bạn sẽ hay đau ở những vùng xung quanh mắt và xương gò má. Viêm xoang dị ứng rất dễ nhận biết qua các triệu chứng như ngứa mắt, chảy nước mũi, hắt hơi và đau xoang. Bạn có thể sử dụng thuốc để làm giảm các triệu chứng này.
Nghẹt mũi
Nghẹt mũi thường là do các mạch máu mở rộng và màng nhầy bít tắc (đầy máu dư thừa). Các loại thuốc không kê đơn như kháng histamin và thuốc thông mũi có thể làm giảm tình trạng này.
Mắt gấu trúc
Mắt quầng thâm cũng là một dấu hiệu của dị ứng do bạn luôn dụi mắt khi ngứa. Hãy sử dụng thuốc kháng histamin để chấm dứt các triệu chứng như ngứa, chảy nước mắt, hắt hơi và chảy nước mũi. Nếu đã thử mọi cách nhưng không hiệu quả, bạn hãy đến bác sĩ để được tư vấn điều trị thích hợp nhé.
Tắc nghẽn mạn tính
Nếu bạn bị cảm lạnh hoặc cúm thì nghẹt mũi sẽ biến mất trong khoảng một hoặc hai tuần. Thế nhưng nếu tình trạng này cứ tiếp diễn thì rất có khả năng là bạn bị dị ứng. Lúc này lớp niêm mạc của mũi sẽ sưng lên làm tăng thêm chất nhầy. Bạn có thể cảm thấy nhức ở xoang mũi và đau đầu.
Thở khò khè
Thở khò khè thường khiến chúng ta liên tưởng đến bệnh hen suyễn nhưng đây cũng có thể là một dấu hiệu của phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Những âm thanh như huýt sáo là tiếng mà bạn nghe thấy khi hít vào hoặc thở ra qua đường khí bị co hẹp. Trong một số trường hợp nghiêm trọng bạn cần được chăm sóc đặc biệt. Vậy nên hãy nói với bác sĩ về tình trạng thở khò khè dị ứng này.
Da ngứa
Nếu đã rửa qua nước mà bạn vẫn bị ngứa hoặc thậm chí là phát ban thì đây có thể là triệu chứng của bệnh chàm eczema. Phản ứng da này thường gặp ở người dễ bị dị ứng. Các tác nhân chính bao gồm xà phòng, chất tẩy rửa, lông vật nuôi và các loại vải thô. Bạn có thể làm giảm tình trạng này với thuốc kháng histamine, kem dưỡng ẩm và thuốc hydrocortisone. Đối với những trường hợp nặng, bác sĩ có thể kê toa thuốc cho bạn.
Nổi mề đay
Da sẽ xuất hiện những vùng sẩn đỏ rất ngứa ngáy khó chịu có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày. Nguyên nhân dị ứng là do phản ứng với thực phẩm, thuốc hoặc nọc côn trùng. Để làm giảm triệu chứng này nhanh nhất bạn có thể dùng thuốc kháng histamine hoặc tốt hơn là thuốc steroid. Thêm vào đó bạn cũng cần biết cách phòng bệnh.
Khó tập trung
Bạn rất khó hoàn thành công việc khi cả đêm nước mắt nước mũi cứ chảy ra. Thêm vào đó, một số thuốc kháng histamin không kê toa có thể làm cho bạn cảm thấy khó tập trung. Nếu dị ứng ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống, gia đình hoặc các mối quan hệ của bạn, hãy đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Mệt mỏi
Dị ứng có thể làm bạn mất năng lượng và khó ngủ, đồng thời hệ thống miễn dịch cũng sẽ hoạt động quá sức. Ngoài ra, một số loại thuốc chống dị ứng còn khiến cho bạn buồn ngủ. Vậy nên hãy nói với bác sĩ hoặc dược sĩ về tình trạng này nhé.
Trầm cảm
Bạn có cảm thấy buồn chán khi bị dị ứng? Các nhà khoa học đang nghiên cứu để tìm ra mối liên hệ giữa bệnh dị ứng, thay đổi tâm trạng và trầm cảm. Mặc dù không thể chứng minh cảm giác trầm cảm hoàn toàn là do dị ứng nhưng chúng ta vẫn có phương pháp để điều trị. Vậy nên hãy cho bác sĩ biết nếu bạn cảm thấy xuống tinh thần nhé.
Hầu hết dị ứng không thể chữa khỏi và bạn phải sống với nó suốt đời. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn đã hiểu rõ về chứng dị ứng của mình và gia đình để có cách điều trị và ngăn chặn các phản ứng nguy hiểm trong tương lai nhé.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!