Các giai đoạn của áp xe phổi bạn cần nên biết

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Phổi có dấu hiệu viêm nhiễm, hoại tử cấp tính do ký sinh trùng, vi khuẩn hay nấm gây ra. Chúng sẽ tạo nên ổ mủ trong nhu phổi gọi là áp xe phổi. Khi bệnh lý không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng như áp xe mãn tính, giãn phế quản quanh ổ áp xe, xơ phổi, viêm mủ màng ngoài tim, nhiễm khuẩn huyết... và nghiêm trọng hơn có thể gây chết người.

Phổi có dấu hiệu viêm nhiễm, hoại tử cấp tính do ký sinh trùng, vi khuẩn hay nấm gây ra. Chúng sẽ tạo nên ổ mủ trong nhu phổi gọi là áp xe phổi. Khi bệnh lý không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng như áp xe mãn tính, giãn phế quản quanh ổ áp xe, xơ phổi, viêm mủ màng ngoài tim, nhiễm khuẩn huyết... và nghiêm trọng hơn có thể gây chết người.

Các giai đoạn của áp xe phổi bạn cần nên biết

Áp xe phổi là gì?

Áp xe phổi chính là sự nhiễm trùng phổi gây nên tình trạng sưng mủ, hoại tử mô phổi, hình thành những khoang chứa mảnh vụn hoại tử, hay dịch do nhiễm vi sinh vật. Sự hình thành của các áp xe quá nhiều sẽ dẫn đến viêm phổi, hoại tử phổi rất nghiêm trọng.

Nguyên nhân gây nên bệnh lý áp xe phổi

Việc hít phải các dị vật được xem là tác nhân chủ yếu hình thành và phát triển áp xe phổi. Những dị vật đó có thể là thức ăn, đồ uống, chất nôn, chất bài tiết từ miệng hít phải vào phổi. Phổi bị sưng, viêm phổi, hình thành nên áp xe sẽ xảy ra trong 7 đến 14 ngày.

Ngoài ra, các nguyên nhân như bị đột quỵ, lạm dụng thuốc, nghiện rượu, động kinh, bệnh răng miệng, ung thư phổi, khí thũng, rối loạn thực quản cũng là tác nhân dẫn đến tình trạng hít dị vật. Vi khuẩn gây nên áp xe phổi rất kỵ khí và có thể bắt nguồn từ miệng. Những vi sinh vật như nấm, động vật lí sinh cũng khiến phổi nhiễm trụng và bị áp xe.

Các giai đoạn của áp xe phổi bạn cần nên biết

Các giai đoạn của bệnh áp xe phổi

Dù gây nên bởi bất kỳ nguyên nhân nào, bệnh lý áp xe phổiđều diễn biến qua ba giai đoạn sau, cụ thể:

Giai đoạn 1: Ổ mủ kín (Viêm)

  • Một số bệnh nhân áp xe có dấu hiệu bệnh lý như viêm phổi cấp nặng như sốt cao 39 – 40 độ C, ho có đờm xanh hay vàng hoặc có lẫn máu, nước tiểu màu sẫm, môi khô, đi tiểu ít.

  • Một số bệnh nhân lại khởi phát chậm như hội chứng cúm, khi xét nghiệm máu sẽ thấy lượng bạch cầu có dấu hiệu tăng.

  • Kiểm tra Xquang phổi sẽ thấy tổn thương mờ có hình tam giác. Bệnh nhân sẽ có hiện tượng thở nhanh và nông, ngực đau, tim đập nhanh. Người mệt mỏi, nôn vọt, buồn nôn. Tiến hành khám phổi sẽ có hội chứng ran nổ, đông đạc trong vùng phổi hoặc có thể có hội chứng 3 giảm.

Giai đoạn 2: Ộc mủ

  • Giai đoạn ộc mủ bắt đầu sau một đến hai tuần khi áp xe vỡ và vào phế quản. Lúc này bệnh nhân sẽ có triệu chứng ho dữ dội, cơn đau gia tăng, ộc ra nhiều mủ đặc quánh màu nâu, vàng, xanh, có mùi hôi, người có dấu hiệu mệt mỏi và mệt lả đi.

  • Với những trường hợp ổ áp xe quá lớn khi vỡ ra gây nên tình trạng ngập 2 bên phổi dẫn đến tình trạng suy hô hấp.

  • Sau tình trạng ộc mủ, các triệu chứng sốt ở bệnh nhân giảm dần, dễ chịu, ăn, ngủ được. Lưu ý: Khi mủ được khạc ra nhiều các triệu chứng sốt sẽ giảm đi, khạc ít sốt vẫn cao. Nhưng nếu bệnh nhân đã ộc mủ nhưng vẫn có triệu chứng sốt cao có thể do ổ áp xe chưa vỡ mủ. Tiến hành khám phổi sẽ thấy hội chứng đông đạc, ba giảm.

  • Việc quan sát mủ giúp chẩn đoán sơ bộ tác nhân gây bệnh như mủ vàng do tụ cầu, mủ xanh do liên cầu, mủ màu chocolate do amip, mủ có mùi hôi, cục hoài tử đen do khuẩn kỵ khí.

Giai đoạn 3: Ổ mủ thông đến phế quản

  • Ở giai đoạn này bệnh nhân ho dai khi thay đổi tư thế, khạc mủ ít, nhiệt độ tăng lên( do mủ dẫn lưu kém, bị ứ trong phổi).

  • Khi khám phổi có hiện tượng hội chứng hang khi có tiếng thổi hang rõ rệt, ran ẩm khá to hạt. Xquang phổi sẽ thấy được nhiều hang dạng tròn, trong hang có nước, mức phí, bờ dày, tổ chức phổi đông đạc.

Các giai đoạn của áp xe phổi bạn cần nên biết

Bệnh áp xe phổituy là căn bệnh nguy hiểm, nhưng nếu sớm được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh sẽ khỏi hoàn toàn. Những đối tượng dễ mắc bệnh áp xe như bệnh nhân thở máy, đặt nội khí quản, bệnh nhân sau gây mê, bị chấn thương lồng ngực, người bệnh có thói nghiện rượu, hút thuốc là, giãn phế quản, phổi tắc nghẽn mãn tính.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo mặc nhiều quần áo giữ ấm tốt cơ thể, đặc biệt ở vùng ngực, cổ, vệ sinh răng, miệng, tai, mũi, họng tốt, điều trị dứt điện các bệnh họng, miệng, tránh sặc xăng dầu, hay hít phải dị vật vào phổi, đặc biệt ở trẻ em. Biết cách phòng chóng bạn hoàn toàn có thể tránh được bệnh áp xe phổi cho bản thân hay cho gia đình.

Khi có những dấu hiệu ho, sốt hay đau ngực..không nên xem nhẹ, hãy đến các bệnh viện chuyên khoa để được khám kỹ càng, sớm phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Hy vọng phần tổng hợp về các triệu chứng của từng gia đoạn của bệnháp xe phổicó thể đem lại những thông tin hữu ích, giúp hiểu rõ hơn về bệnh lý này và giúp ích được trong việc phòng tránh.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!