Hầu hết các bác sỹ xác định vô sinh là khi cả hai vợ chồng mong muốn có con, chung sống với nhau bình thường, không sử dụng một biện pháp tránh thai nào mà sau một năm hai vợ chồng vẫn không có thai. Vậy lý do là gì cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
1. Hiếm muộn là gì
Hiếm muộn không phải hoàn toàn có nguyên nhân từ phía người phụ nữ. Khoảng 40% nguyên nhân là từ chồng, khoảng 40% nguyên nhân từ vợ và phần còn lại là có nguyên nhân từ cả hai vợ chồng. Do đó, chúng ta thấy rằng việc đi khám bệnh và xác định nguyên nhân của hiếm muộn cần thiết phải có mặt cả hai vợ chồng. Hay nói cách khác, hiếm muộn là vấn đề chung của cặp vợ chồng, chứ không phải vấn đề là của riêng vợ hay chồng.
2. Các nguyên nhân gây hiếm muộn thường gặp
Nguyên nhân từ vợ
Lạc nội mạc tử cung
Đây là một bệnh lý đặc biệt, là có sự di chuyển của nội mạc tử cung đến một nơi khác ở ngoài buồng tử cung. Ở đó nội mạc tử cung tiếp tục chịu ảnh hưởng từ nội tiết tố sinh dục, phát triển và thoái triển theo đúng chu kỳ kinh nguyệt.
Đây là một bệnh lý khá phổ biến, chiếm khoảng 2% phụ nữ ở lứa tuổi sinh đẻ. Bệnh thường tiến triển âm thầm, có thể trong nhiều năm gây các hậu quả tai hại, nhất là vô sinh.
- Triệu chứng: Một số phụ nữ không có triệu chứng, một số người khác có chu kỳ kinh nguyệt không đều, đau vùng xương chậu và có đau khi giao hợp.
- Giải pháp: Sử dụng các loại thuốc hỗ trợ sinh sản kết hợp với thụ tinh nhân tạo, phẫu thuật để loại bỏ các tế bào bất thường, hỗ trợ sinh sản kỹ thuật (ART) hoặc lựa chọn nhận con nuôi. Tỉ lệ thành công khi phụ nữ sử dụng biện pháp kích thích sản xuất trứng kết hợp thụ tinh nhân tạo là 8-17%, tỷ lệ thành công 20-25% sau khi phẫu thuật và khoảng 20-30% thành công với phương pháp điều trị ART.
Gặp vấn đề về việc rụng trứng
Trứng rụng nhưng không thể làm tổ được là một trong những lý do khiến bạn khó thụ thai. Tuy nhiên trứng vẫn bình thường, khỏe mạnh.
- Triệu chứng: Kinh nguyệt bất thường.
- Giải pháp: Sử dụng thuốc hỗ trợ khả năng sinh sản hoặc thụ tinh trong ống nghiệm. Thông thường tỉ lệ thành công là 70-90 % với các cặp vợ chồng điều trị bệnh lý về trứng, khoảng 20-60% có thể thụ thai được.
Chất lượng trứng không đảm bảo
Nếu trứng của bạn bị hư hỏng hoặc có bộ nhiễm sắc thể bất thường thì không thể có khả năng duy trì một thai kỳ bình thường được. Thường thì chất lượng của trứng sẽ suy giảm đáng kể theo độ tuổi.
- Triệu chứng: Không có.
- Giải pháp: Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) bằng cách sử dụng phôi trứng từ một người cho hoặc nhận con nuôi. Tỉ lệ thành công cho các cặp vợ chồng trải qua IVF với trứng được hiến tặng là 30-50 %.
Hội chứng buồng trứng đa nang
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là một tình trạng bệnh lý mà trong đó nang ở buồng trứng của bạn không phát triển thành nang trưởng thành được. Ngoài ra còn có sự mất cân bằng hormone.
- Triệu chứng: Tóc thường mọc rậm, có mụn trứng cá nhiều và béo phì.
- Giải pháp: Thay đổi lối sống của bản thân bằng cách cân bằng chế độ ăn uống và tập thể dục, sử dụng các thuốc hỗ trợ khả năng sinh sản và có thể thụ tinh trong ống nghiệm.
Tỉ lệ thành công là giúp bệnh nhân giảm được khoảng 5-10 % trọng lượng cơ thể và bắt đầu rụng trứng thường xuyên khi sử dụng thuốc hỗ trợ sinh sản. 70-90 % phụ nữ mắc hội chứng này có thể được làm mẹ khi uống thuốc phục hồi rụng trứng và khoảng 20-60% thành công cho việc thụ tinh trong ống nghiệm. Tuy nhiên, cứ 1 trong 5 phụ nữ dễ dàng bị sẩy thai do tác dụng phụ của thuốc vì vậy nên cần theo dõi kỹ trong quá trình mang thai.
Tắc ống dẫn trứng
Là hiện tượng ống dẫn trứng của phụ nữ bị chặn hoặc bị hư hỏng khiến cho trứng và tinh trùng không thể tiếp xúc với nhau, thậm chí ngăn chặn trứng đã thụ tinh đi vào tử cung. Nguyên nhân hàng đầu bao gồm các bệnh viêm vùng chậu, các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục ví dụ như Chlamydia hoặc những phẫu thuật triệt sản trước đó.
- Triệu chứng: Không có.
- Giải pháp: Phẫu thuật để thông ống dẫn trứng hoặc trong thụ tinh ống nghiệm (IVF). Tỉ lệ thành công thông thường là 20-60% tùy thuộc vào vị trí tắc nghẽn và mức độ tắc nghẽn của ống dẫn trứng. Có 20-40% cơ hội thành công cho việc thụ tinh trong ống nghiệm sau khi phẫu thuật.
Dị ứng tinh trùng
Là hiện tượng cơ thể phụ nữ có phản ứng miễn dịch với tinh trùng, khoảng 2% cơ thể phụ nữ có thể tự sản xuất kháng thể tiêu diệt tinh trùng.
- Triệu chứng: Không có.
- Giải pháp: Thụ tinh nhân tạo hoặc dùng các công nghệ hỗ trợ sinh sản (ART). Tỉ lệ thành công là khoảng 20-40% cho các cặp vợ chồng thụ tinh trong ống nghiệm.
Nguyên nhân từ chồng
Nghẽn ống dẫn tinh
Một tỷ lệ nhỏ những người đàn ông có gặp rắc rối khi xuất tinh, tinh trùng sau khi được phóng ra thường bị tắc nghẽn ở ống dẫn tinh, nguyên nhân có thể là do bị nhiễm trùng, chấn thương, dị tật bẩm sinh hoặc có thắt ống dẫn tinh trước đó.
- Triệu chứng: Hầu hết không có.
- Giải pháp: Phẫu thuật thông ống dẫn tinh. Thông thường sau khi phẫu thuật khoảng 50-90% đàn ông có lượng tinh trùng dồi dào hơn so với trước khi phẫu thuật. 20-65% các cặp vợ chồng có thể thụ thai thành công sau khi phẫu thuật chữa nghẽn ống dẫn tinh bằng các hình thức như giao hợp, thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) hoặc bơm tinh trùng tế bào tương (intracytoplasmic – ICSI).
Giãn tĩnh mạch thừng tinh
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là tình trạng có giãn các tĩnh mạch nằm trên tinh hoàn. Nó thường xuất hiện ở tinh hoàn bên trái. Khi tĩnh mạch thừng tinh bị giãn thì nhiệt độ ở trong tinh hoàn sẽ tăng lên, điều này có thể gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tinh trùng.
- Triệu chứng: Hầu hết giãn tĩnh mạch thừng tinh không thấy triệu chứng. Thỉnh thoảng, có thể gây đau nhẹ hay có cảm giác nặng ở vùng bìu. Đau có thể tăng vào buổi chiều, tối hay sau khi đứng lâu, khi làm việc gắng sức hoặc ngồi nhiều.
- Giải pháp: Khoảng 1/10 nam giới mắc bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh. Tuy nhiên, nhiều người bị giãn tĩnh mạch thừng tinh lại không gặp bất thường về số lượng tinh trùng hoặc các vấn đề sinh sản. Nếu bạn gặp vấn đề về sinh sản thì lúc này, bác sĩ sẽ làm tiểu phẫu để giải quyết rắc rối đó. Sau tiểu phẫu, có khoảng 43 % nam giới có thể thụ tinh trong vòng 1 năm sau đó và 69% thụ tinh được trong 2 năm sau.
Chất lượng tinh trùng không đảm bảo
Nếu bạn không có hoặc có quá ít tinh trùng, khả năng di chuyển của tinh trùng chậm hoặc có dị dạng ở tinh trùng thì việc thụ tinh sẽ gặp khó khăn rất nhiều.
- Triệu chứng: Hầu hết không có.
- Giải pháp: Sử dụng thuốc hỗ trợ khả năng sinh sản, thụ tinh nhân tạo với tinh trùng được hiến tặng hoặc của chính người chồng nếu nhu động của tinh trùng không quá bất thường; ngoài ra có thể tiêm tinh trùng tế bào tương (ICSI). Tỉ lệ thành công là khoảng 6-17% cho việc kết hợp sử dụng thuốc hỗ trợ sinh sản và thụ tinh nhân tạo. 30% cho hình thức ICSI.
Những bệnh phụ khoa thường gặp khi mang thai
Siêu âm có phát hiện lạc nội mạc tử cung không?
Một số bài thuốc Đông y chữa lạc nội mạc tử cung bạn nên biết
Thực hư lạc nội mạc tử cung là do di truyền
U lạc nội mạc tử cung có nguy hiểm không?
Nguyên nhân khác
Không rõ nguyên nhân
Đôi khi, bác sĩ có thể chẩn đoán vấn đề của bạn với một kết luận dễ khiến bạn thất vọng nhất là: "khả năng sinh sản không giải thích được". Bởi vì họ không thể tìm thấy nguyên nhân nào khiến bạn không thể thụ thai, yếu tố mà họ nghĩ đến thường có thể là các độc tố môi trường.
- Triệu chứng: Không có.
- Giải pháp: Sử dụng các loại thuốc hỗ trợ sinh sản kết hợp với phương pháp thụ tinh nhân tạo hoặc các công nghệ hỗ trợ sinh sản (ART). Tỉ lệ thành công khi sử dụng kết hợp thuốc và thụ tinh nhân tạo là 8 -17%, sau 3 năm điều trị thì khả năng thụ thai của vợ chồng giảm xuống chỉ còn 20-25%.
Xem thêm:
- Các phương pháp điều trị vô sinh hiếm muộn hiện nay?
- Bệnh viêm đường tiết niệu có gây vô sinh không?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!