Các siêu vi khuẩn kháng kháng sinh đáng lo ngại nhất hiện nay

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra cảnh báo về một nhóm siêu vi khuẩn kháng kháng sinh có thể gây mối đe dọa lớn với sức khỏe con người.

Đây là nhóm siêu vi khuẩn kháng với kháng sinh carbapenems, một loại kháng sinh đôi khi được coi là 'lựa chọn cuối cùng' bởi nếu thuốc không còn tác dụng điều trị thì rất ít kháng sinh khác có thể chữa được bệnh.

Trong danh mục thuốc kháng sinh (KS) đang sử dụng tại các bệnh viện hiện nay, nhóm carbapenem hay còn gọi là nhóm penem được xếp vào các thuốc KS dự phòng, chỉ được sử dụng khi nhiễm khuẩn rất nặng hoặc khi các KS khác bị vô hiệu hóa. Các thuốc KS nhóm này đều khá đắt tiền và được coi là vũ khí cuối cùng khi không còn sự lựa chọn nào khác để chống lại vi khuẩn.

Các siêu vi khuẩn kháng carbapenems

Acinetobacter baumannii: Acinetobacter là một nhóm vi khuẩn thường được tìm thấy trong đất và nước. Nhóm Acinetobacter có rất nhiều loại và tất cả đều có thể gây bệnh cho người. Acinetobacter baumannii chiếm khoảng 80% các ca nhiễm được báo cáo. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Mỹ (CDC), loại vi khuẩn này có thể gây ra bệnh viêm phổi, nhiễm trùng máu nghiêm trọng và các bệnh khác. Vi khuẩn gây bệnh chủ yếu ở bệnh nhân nằm viện, lây lan qua tiếp xúc giữa người với người hoặc với bề mặt bị ô nhiễm. Mặc dù mầm bệnh không gây ra mối đe dọa lớn đối với người khỏe mạnh, nhưng nó rất nguy hiểm đối với các bệnh nhân bị các hệ thống miễn dịch bị suy giảm hoặc các bệnh mạn tính.

Các siêu vi khuẩn kháng kháng sinh đáng lo ngại nhất hiện nay

Sự bùng phát của A. baumannii thường diễn ra ở các bệnh viện như các đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICUs) hoặc các cơ sở chăm sóc sức khoẻ lâu dài với bệnh nhân ốm đau, chẳng hạn như nhà dưỡng lão. Cho đến nay, chưa biết chính xác loại vi khuẩn này gây bệnh ở mức độ nào tại mỗi quốc gia trên thế giới, nhưng theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), A. baumannii gây ra từ 2-10% các ca nhiễm vi khuẩn đa kháng tại các ICUs ở Châu Âu và Hoa Kỳ.

Pseudomonas aeruginosa: Hay còn gọi là trực khuẩn mủ xanh là một vi khuẩn phổ biến gây bệnh ở động vật và con người. Nó được tìm thấy trong đất, nước, hệ vi sinh vật trên da và các môi trường nhân tạo trên khắp thế giới. Nhiễm trùng P. aeruginosa thường xảy ra nhất trong bệnh viện. Đối với bệnh nhân nhiễm P. aeruginosa, viêm phổi hoặc nhiễm trùng sau phẫu thuật có thể trở nên cực kỳ nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến mạng sống. Theo CDC, những vi khuẩn này cũng có thể sống trong bồn nước nóng và bể bơi, có liên quan đến nhiễm trùng tai nghiêm trọng và phát ban da.

Các siêu vi khuẩn kháng kháng sinh đáng lo ngại nhất hiện nay

Tại bệnh viện, nhiễm trực khuẩn mủ xanh gây viêm phổi nhiễm khuẩn khi khi bệnh nhân tiếp xúc với máy thở hoặc ống thông hay thông qua vết thương do phẫu thuật, đặc biệt nguy hiểm đối với những người có hệ miễn dịch suy yếu. CDC ước tính có khoảng 51.000 ca nhiễm P. aeruginosa xảy ra trong các cơ sở chăm sóc sức khoẻ ở Hoa Kỳ mỗi năm, trong đó có hơn 6000 ca đa kháng và gây ra khoảng 400 ca tử vong.

Enterobacteriaceae: CDC cho biết các nhiễm trùng do Enterobacteriaceae (CRE) thường gặp ở các bệnh viện hoặc các cơ sở chăm sóc sức khoẻ dài hạn. Tương tự như A. baumannii, CRE thường không gây nguy cơ cho người khỏe mạnh nhưng lại là mối nguy hiểm nhất đối với những người có hệ miễn dịch bị tổn thương. CRE có thể lây lan qua tiếp xúc người hoặc người thông qua các thiết bị y tế như quạt thông gió. Trong một nghiên cứu năm 2005 được công bố trên tạp chí JAMA, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng CRE đã ảnh hưởng đến 3 trong số 100.000 người ở Hoa Kỳ. Trong số 599 trường hợp nghiên cứu, có 51 bệnh nhân tử vong.

Các siêu vi khuẩn kháng kháng sinh đáng lo ngại nhất hiện nay

Bên cạnh 3 siêu vi khuẩn kháng carbapenem, còn có 6 vi khuẩn khác cũng được WHO đưa vào danh mục ưu tiên cao bao gồm enterococcus faecium kháng vancomycin, staphylococcus aureus kháng methicillin và vancomycin, helicobacter pylori kháng clarithromycin, campylobacter spp. kháng fluoroquinolone, salmonellae kháng fluoroquinolone, neisseria gonorrhoeae kháng cephalosporin và kháng fluoroquinolone.

(theo Live Science)

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!