Các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm HIV/AIDS

Cần biết - 11/24/2024

Quan hệ tinh dục không an toàn, tiêm chích ma túy,... đều là những yếu tố làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS.

Bất kỳ ai, bất kỳ lứa tuổi, chủng tộc, giới tính hoặc khuynh hướng tình dục nào đều có thể bị nhiễm, nhưng bạn sẽ có nguy cơ cao nhất nếu:

Có quan hệ tình dục không an toàn với nhiều bạn tình. Bạn có nguy cơ cho dù bạn quan hệ tình dục khác giới, đồng giới hay lưỡng giới. Quan hệ tình dục không an toàn có nghĩa là quan hệ tình dục mà không sử dụng bao cao su bằng latex hoặc polyurethan mới mỗi khi quan hệ.

- Có quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm HIV (+).

- Mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, như giang mai, herpes, chlamydia, lậu hoặc nhiễm khuẩn âm đạo.

- Dùng chung bơm kim tiêm trong khi tiêm chích ma tuý.

- Là người mắc bệnh ưa chảy máu và được truyền các sản phẩm máu từ năm 1977 đến tháng 4/1985 - là thời điểm mà việc xét nghiệm chuẩn về HIV bắt đầu.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm HIV/AIDS

Dùng chung bơm kim tiêm cũng có nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS rất cao (Ảnh minh họa: Internet)

- Được truyền máu và các sản phẩm máu trước năm 1985.

- Trẻ sơ sinh hoặc trẻ còn bú mà có mẹ nhiễm HIV(+) cũng có nguy cơ cao.

Khi nào cần đi khám

Nếu bạn nghĩ mình có thể đã nhiễm HIV hoặc có nguy cơ tiếp xúc với vi-rút, nên đến cơ quan y tế để được tư vấn càng sớm càng tốt. Có nhiều xét nghiệm có thể xác định tình trạng của bạn.

Nghĩ về chuyện phải xét nghiệm bị HIV là điều khủng khiếp với hầu hết mọi người. Nhưng nên nhớ rằng việc xét nghiệm không biến bạn thành HIV(+) hay HIV(-). Xét nghiệm là quan trọng cả với sức khỏe của bạn và để tránh lây nhiễm vi-rút cho người khác.

Bạn có thể được xét nghiệm bởi bác sĩ, hoặc tại bệnh viện, phòng khám kế hoạch hoá gia đình hoặc các cơ sở y tế công khác. Nhiều cơ sở miễn phí xét nghiệm HIV. Hãy chọn một nơi mà bạn cảm thấy thoải mái và có tư vấn trước và sau khi làm xét nghiệm. Đừng để nỗi lo về việc người khác sẽ nghĩ gì ngăn bạn đi làm xét nghiệm.

Cần nhớ rằng xét nghiệm HIV/AIDS có thể giấu tên hoặc bí mật. Xét nghiệm bí mật có nghĩa là nếu xét nghiệm dương tính, kết quả sẽ được báo cho cơ quan y tế, nhưng sẽ không được tiết lộ cho bất kỳ ai khác nếu không được bạn cho phép. Trong một xét nghiệm giấu tên, tên của bạn sẽ không được ghi lại, và không có ai khác ngoài bạn biết được kết quả xét nghiệm.

Nếu bạn có thai, có thể bạn muốn xét nghiệm cho dù bạn nghĩ rằng là mình không có nguy cơ. Nếu bạn nhiễm HIV (+), điều trị thuốc kháng vi-rút trong thời gian mang thai có thể giảm phần lớn nguy cơ lây truyền cho con của bạn.

Nếu bạn có hành vi nguy cơ cao như: quan hệ tình dục không an toàn hoặc dùng chung bơm kim tiêm trong khi tiêm chích ma túy, hãy xét nghiệm HIV 3-6 tháng/lần.

>>Xem thêm: Điều cần biết về HIV/AIDS và chuyện yêu (P.2)

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!