Mang thai là niềm vui lớn đối với tất cả người phụ nữ. Tuy nhiên, cùng với niềm vui đó, một trong những mối quan tâm hàng đầu của người phụ nữ đó là làm sao để giữ gìn được da dẻ và dáng vóc, đặc biệt là vấn đề rạn da vùng bụng. Vậy hãy để Lily & WeCare gợi ý cho bạn cách chăm sóc da bụng khi mang thai để các mẹ thêm tự tin hơn sau khi sinh.
Nguyên nhân gây ra vấn đề về da bụng
Nguyên nhân của rạn da bụng đó là trong khi mang thai cấu trúc da sẽ bị phá vỡ do sự tăng trọng lượng của thai. Khi mang thai bụng mẹ sẽ to lên, đó là hiện tượng hiển nhiên, như vậy thì lớp da của người mẹ cũng sẽ căng ra. Tuy nhiên, tùy vào từng lớp da của mỗi người mà cách căng da ở vùng bụng cũng sẽ khác nhau.
Da phân chia làm 3 lớp chính đó là lớp biểu bì, lớp trung bì và lớp hạ bì (hay còn gọi là lớp mỡ dưới da). Khi mang thai, các tế bào mỡ trong lớp hạ bì sẽ tăng lên. Lớp biểu bì có thể co dãn tốt, nhưng một phần lớp trung bì và lớp hạ bì thì lại không có tính đàn hồi tốt, do vậy lớp trung bì và lớp hạ bì sẽ không thể căng dãn kịp như lớp biểu bì khi bụng mẹ ngày một lớn. Điều này dễ dẫn đến hiện tượng đứt các sợi đàn hồi collagen cũng như nứt da, chính vì vậy mà từ bên ngoài sẽ nhìn thấy những mạch máu đỏ tím lằn phía dưới da, hay gọi là vết rạn da bụng khi mang thai.
Khi mang thai, bà bầu rất dễ bị rạn da vùng bụng.
Thời kỳ mang thai khoảng tháng thứ 3 trở đi, lúc đã qua ốm nghén, người phụ nữ mang thai sẽ thèm ăn hơn, lúc này chị em cần chú ý đến cân nặng cơ thể của mình. Nếu mẹ bầu tăng cân quá nhiều thì dễ bị rạn da bụng hơn những người mẹ thường xuyên vận động và ăn uống phù hợp để kiểm soát cân nặng trong quá trình mang thai.
Cách chăm sóc da bụng khi mang thai
Mặc dù, các vết rạn da bụng không ảnh hưởng đến cơ thể và sức khỏe nhưng nó lại gây mất thẩm mỹ đối với người con gái. Vì vậy, hãy chăm sóc cơ thể, nhất là chăm sóc da bụng cẩn thận trước đó, để tránh hình thành vết rạn sau sinh.
Massage vùng bụng
Massage từ bên ngoài giúp cho da mềm mại hơn, lại hiệu quả cho sự lưu thông và tuần hoàn máu. Tuy nhiên, massage lên bụng cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi, nên khi massage bạn nên xoa nhẹ nhàng như đang nâng niu và vuốt ve bé.
Sử dụng dầu dừa
Dầu dừa có chứa nhiều hàm lượng Vitamin và chất béo giúp dưỡng ẩm, làm mềm da, làm tăng độ liên kết của các mô da hay ngăn ngừa sự đứt gãy của collagen và estalin. Ngoài ra tinh dầu dừa không hề gây nguy hiểm cho thai nhi vì đặc tính an toàn và lành tính.
Để ngăn ngừa rạn da bụng từ rất sớm thì các mẹ bầu nên sử dụng dầu dừa từ những tháng thứ 4 trở đi. Hãy thoa đều dầu dừa khắp bụng mỗi tối, sau đó massage nhẹ nhàng thư giãn để đạt hiệu quả cao nhất.
Dầu oliu
Dầu oliu có tác dụng dưỡng ẩm cho da, giúp phục hồi những vùng da tổn thương và vùng rạn da khi mang thai. Tạo độ mềm cho da, liên kết và giúp săn chắc da. Bạn nên trộn dầu oliu với một chút đường thoa lên vùng da bị tổn thương để khô rồi rửa lại thật sạch với nước. Thực hiện đều đặn da sẽ bớt rạn, mềm mại và trắng sáng.
Tất tần tật về câu chuyện chân phù nề sau sinh ở phụ nữ
Biện pháp hàng đầu để tăng chiều cao cho trẻ
Mẹo lạ dỗ trẻ sơ sinh khóc mẹ nào cũng nên biết
Cách giảm ngứa, rạn da bụng bằng phương pháp tự nhiên
Giảm tình trạng rạn da khi dậy thì
Lòng trắng trứng
Lòng trắng trứng là một nguyên liệu vô cùng quen thuộc và gần gũi với mọi người, trong lòng trắng trứng có chứa nhiều protein, vitamin, axit amin có tác dụng dưỡng da, chống oxy hóa, khôi phục và tái tạo collagen giúp da không bị rạn và luôn đều màu.
Các chị em có thể trộn bột cà phê cùng với lòng trắng trứng thành hỗn hợp sền sệt sau đó thoa lên vùng da bụng, để khoảng 15 phút sau đó rửa sạch lại với nước.
Sữa tươi
Một phương pháp nữa cũng giúp làm giảm rạn da bụng khi mang thai đó là dùng sữa tươi. Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện và tuyệt đối an toàn với làn da. Các mẹ cần biết trong sữa tươi có chứa các chất như protein, enzyme, axit lactic,... nó sẽ giúp khắc phục các chứng bong da, giữ ẩm, làm mịn da, chống lão hoá, tăng sức đề kháng cho da.
Các mẹ dùng sữa bò tươi vào mỗi buổi tối sau khi tắm, để massage tất cả những vùng da có nguy cơ bị rạn như vùng bụng, vùng mông, vùng đùi sẽ làm giảm nguy cơ bị rạn da sau sinh.
Ngoài những phương cách từ thiên nhiên trên, để giảm nguy cơ bị rạn da trong thời gian mang thai, chị em cũng cần có chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, cân bằng theo từng giai đoạn, uống nhiều nước để tăng tính đàn hồi cho da và đặc biệt phải kiểm soát cân nặng trong khi mang thai.
Có được một làn da không rạn nứt sau khi sinh nở là điều mà mẹ bầu nào cũng mong muốn. Vì vậy, các mẹ hãy lưu lại những thông tin trên để biết cách chăm sóc da bụng khimang thai và có một làn da mịn màng ưng ý.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!