Tiểu nhiều lần là triệu chứng của rất nhiều loại bệnh, nhưng đây là triệu chứng cơ bản của bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Bệnh này xảy ra ngày càng phổ biến hơn đối với nam giới, gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc cho người bệnh, bởi vậy cách chữađi tiểu nhiều lần ở nam giới như thế nào là vấn đề được nhiều người quan tâm. Theo đó, dựa trên nguyên nhân gây bệnh mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ áp dụng những phương pháp chữa trị khác nhau để chữa tình trạng tiểu nhiều lần.
1. Thế nào là đi tiểu bình thường?
Khi chức năng của hai thận bình thường và cơ thể không có tình trạng thiếu nước, khoảng 15-30 phút sau khi uống nước chúng ta sẽ đi tiểu để loại bỏ lượng nước dư thừa vừa uống. Trường hợp này nước tiểu thường trắng trong hay vàng lợt, tia nước tiểu mạnh, thông suốt, không phải rặn và không có các triệu chứng bất thường như gắt, buốt hay tiểu máu đi kèm.
Mặt khác, vì động tác đi tiểu chịu chi phối của cả hệ thần kinh tự chủ lẫn tự động nên những người có thần kinh dễ bị kích động, lo lắng thường có những phản xạ đi tiểu thường xuyên trước một vấn đề nào đó gây căng thẳng thần kinh, như trước khi vào phòng thi, mở đề thi, phỏng vấn khi xin việc...
Có trường hợp nhiều người có thói quen ngay sau khi đi tiểu lại uống nước và như vậy sẽ đi tiểu lại trong thời gian ngắn sau đó mà hậu quả là tiểu rất nhiều lần cả ngày lẫn đêm (nếu vẫn có thói quen uống nước ngay sau đi tiểu). Tuy nhiên, những trường hợp này đều không có ý nghĩa bệnh lý nếu không có các bất thường kể trên đi kèm, hoặc số lần đi tiểu sẽ giảm khi giảm lượng nước uống.
2. Đi tiểu nhiều lần gọi do bệnh lý khi nào?
- Không uống nước vẫn phải đi tiểu, thường gặp trong các bệnh như: nhiễm trùng tiểu (thường có các rối loạn đi tiểu kèm theo: tiểu đau, buốt, nước tiểu đục, có máu...), hội chứng bàng quang kích thích, tiểu đường, u, bướu đường niệu, dị tật bẩm sinh hệ niệu, bệnh thần kinh bàng quang, suy thận mãn tính...
- Có các triệu chứng rối loạn đi tiểu kèm theo hay có kèm thay đổi màu sắc hoặc độ đục trong của nước tiểu.
- Không thể nhịn tiểu được dù đang làm việc hay hội họp.
- Tiểu nhiều lần cả ngày lẫn đêm mà không liên quan có uống nước hay không.
- Có các thay đổi thể trạng kèm theo: sụt cân, mệt mỏi...
3. Nguyên nhân đi tiểu nhiều lần do bệnh lý
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu : Viêm nhiễm ở đường tiết niệu sẽ làm kích thích bàng quang và niệu đạo (làm rỗng bàng quang) dẫn đến tình trạng tiểu nhiều lần. Bên cạnh đó, người bệnh có thể kèm theo triệu chứng tiểu buốt, tiểu ra máu.
- Viêm bàng quang kẽ : Thường không rõ nguyên nhân, dấu hiệu điển hình của bệnh làđi tiểu nhiều lần trong ngày, đau bụng dưới hoặc tiểu cấp.
- Hẹp niệu đạo : Có thể do bệnh phì đại tuyến tiền liệt hoặc một số bệnh lây truyền qua đường tình dục gây tổn thương niệu đạo. Không chỉ có dấu hiệu tiểu thường xuyên mà người bệnh còn có triệu chứng tiểu ra máu, tiểu buốt, chảy dịch, sưng đau ở vùng kín.
- Đái tháo đường: biểu hiện thường gặp ở những người bị đái tháo đường là tiểu đêm nhiều. Khi kiểm tra sẽ thấy lượng đường trong máu tăng cao...
- Ung thư bàng quang : Các khối u phát triển gây xâm lấn, chèn ép bàng quang dẫn đến tiểu thường xuyên, tiểu ra máu, ...
- Suy tuyến thượng thận : Gây giảm nội tiết của các hormone từ tuyến thượng thận. Người bệnh sẽ có các dấu hiệu như mệt mỏi, sút cân, buồn nôn, tiêu chảy, huyết áp giảm, trầm cảm, ...
Với nam giới còn có thể do các bệnh sau
- Phì đại tuyến tiền liệt : Khi tuyến tiền liệt tăng sinh có thể gây chèn ép niệu đạo, kích thích bàng quang ngay cả khi có ít nước tiểu vẫn muốn đi tiểu.
- Viêm tuyến tiền liệt : Thường xảy ra ở lứa tuổi thanh niên và trung niên, bệnh thường có biểu hiện tiểu nhiều lần, tiểu gấp, nước tiểu có màu trắng đục, tiểu khó, tiểu buốt,...
Như vậy nguyên nhân của tiểu nhiều lần có thể do bệnh lý rất phức tạp và đa dạng, đôi khi đòi hỏi những thăm dò chức năng chuyên sâu và phức tạp mới có thể chẩn đoán xác định.
4. Cách chữa đi tiểu nhiều lần ở nam giới
Nếu tiểu nhiều lần do các bệnh lý gây nên thì cần điều trị triệt để nguyên nhân này. Ngoài ra, người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Chế độ ăn uống: Kiểm soát chế độ ăn uống, tránh uống quá nhiều chất có tính axit, tránh làm tăng nồng độ axit trong cơ thể. Cân bằng nồng độ axit trong cơ thể là rất quan trọng để phòng tránh bệnh đi tiểu nhiều. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ. Thực phẩm nhiều chất xơ có thể nhanh chóng đào thải axit ra ngoài cơ thể, duy trì độ kiềm ổn định, tốt cho sức khỏe, giảm áp lực lên thận.
- Sinh hoạt điều độ, người có những thói quen sinh hoạt không điều độ như đi chơi đêm sẽ làm tăng nồng độ axid trong cơ thể, các virut dễ dàng xâm nhập hơn. Vì vậy nên duy trì thói quen sinh hoạt điều độ để duy trì độ kiềm ổn định trong cơ thể từ đó tránh được sự xâm nhập của virut. Ngoài ra, thuốc lá và rượu là những thực phẩm có tính axit điển hình, uống rượu, hút thuốc lá có thể dễ dàng dẫn đến quá trình axit hóa trong cơ thể.
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, vận động dưới ánh nắng mặt trời có thể giúp đào thải lượng axit dư thừa ra khỏi cơ thể, thường xuyên hít thở không khí trong lành để hạn chế khả năng phát bệnh, tốt cho sức khỏe.
- Duy trì tâm trạng tốt, không nên tạo áp lực quá lớn cho cơ thể, vì áp lực lớn sẽ làm tích tụ các chất axit trong cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất. Duy trì được tâm trạng tốt và giảm áp lực sẽ tránh được bệnhđi tiểu nhiều lần.
Nếu thấy những dấu hiệu ban đầu của bệnh như: cảm giác nóng rát khi đi tiểu, cảm thấy cần phải đi tiểu thường xuyên hơn bình thường, lượng nước tiểu ít, nước tiểu đục, lợn cợn, hôi, tiểu đau, tiểu buốt, tiểu ra máu thì bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa tiết niệu của chúng tôi để làm một số xét nghiệm tìm ra nguyên nhân ngây bệnh để có cách chữa trị phù hợp (Tránh tự ý dùng thuốc hay ngưng thuốc vì có thể bệnh sẽ nặng hơn vì tình trạng kháng thuốc).
Nam giới thận yếu nên ăn những thực phẩm gì?
Mang thai ba tháng đầu đi tiểu nhiều có đáng lo không?
Làm thế nào để cải thiện khả năng sinh sản khi thận yếu?
9 món ăn cực tốt cho quý ông yếu thận
Thận yếu ảnh hưởng như thế nào tới khả năng sinh sản?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!