Ở rất nhiều gia đình Trung Quốc, cha mẹ giáo dục con cái thì thường phát sinh vấn đề 'đại thế chiến'. Trẻ luôn luôn được ngoại nuông chiều, nội thì can ngăn, vợ chồng cãi nhau, gà bay chó chạy.
Sống bên nước ngoài, Azulthor gửi bài viết sưu tầm 'Dâu Tây dạy con, mẹ chồng đại khai nhãn giới' với mong muốn chia sẻ cùng độc giả cách dạy con ở tuổi lên 3 của một bà mẹ nước ngoài.
Con trai tôi du học, sau khi tốt nghiệp thì định cư tại Mỹ, và đã kiếm cho tôi cô con dâu người Tây tên Susan. Hiện giờ, cháu trai Peter đã 3 tuổi. Mùa hè năm nay, con trai đăng ký visa 'thăm người thân'. Thời gian 3 tháng tôi lưu lại Mỹ, con dâu Tây Susan có cách giáo dục con cái làm tôi đây-người mẹ chồng-phải đại khai nhãn giới.
Không ăn thì cứ nhịn đói
Mỗi buổi sáng, sau khi Peter thức dậy, Susan để phần ăn sáng lên bàn và bận rộn làm việc khác. Peter sẽ tự mình leo lên chiếc ghế, uống sữa, ăn bánh sandwich, sau khi ăn no, nó sẽ tự về phòng của mình, tự tìm quần áo trên tủ, rồi tự lấy giày, tự mình mặc lên. Bất kể chỉ mới 3 tuổi thôi, vẫn chưa phân biệt rõ ràng mặt trái hay mặt phải của bít tất, giày trái hay giày phải.
Có một lần, Peter lại mặc ngược chiếc quần lên người, tôi vội vàng chạy đến muốn thay lại cho cháu, nhưng đã bị Susan cản lại. Nó nói, nếu cảm thấy không thoải mái tự cháu sẽ cởi ra, và mặc lại; nếu nó không cảm thấy không có gì là không thoải mái, vậy thì tùy. Và nguyên ngày đó, Peter mặc cái quần ngược đó chạy tới chạy lui, Susan như không thấy gì hết.
Một lần nữa, Peter ra ngoài chơi với cháu nhà hàng xóm, chưa được bao lâu thì nó chạy thở hổn hển về đến nhà, nói với Susan: 'Mẹ ơi, Lusi nói cái quần của con mặc ngược rồi, đúng không?'. Lusi là con nhà hàng xóm, năm nay 5 tuổi. Susan mỉm cười nói: 'Đúng vậy, con có muốn mặc lại không?' Peter gật gật đầu, tự mình cởi quần ra, xem tỉ mỉ rồi, bắt đầu mặc lại. Từ lần đó về sau, Peter không bao giờ mặc ngược quần nữa.Tôi đã không kiềm được mà nhớ lại, cháu gái ngoại của tôi lúc 5-6 tuổi chưa biết dùng đũa, lúc học tiểu học còn chưa biết cột dây giày, và bây giờ đang theo trung học dạng ký túc xá, mỗi cuối tuần là đem một đống quần áo dơ về nhà.
Có một buổi trưa, Peter giận dỗi, không chịu ăn cơm. Susan la rầy mấy câu, Peter giận hờn đẩy khay cơm xuống đất, thức ăn trên khay rớt đầy trên đất. Susan nhìn Peter, giọng nói nghiêm khắc: 'Xem ra con đúng là không muốn ăn thật! Nhớ lấy, từ giờ đến sáng mai, con không được ăn gì hết'. Peter gật gật đầu, kiên quyết trả lời: 'Yes!' Và tôi chợt cười thầm, hai mẹ con này cứng đầu như nhau!
Buổi chiều, Susan bàn với tôi, nhờ tôi nấu cho bữa tối. Tôi lại thầm nghĩ, nhất định Susan thấy sáng nay cháu không ăn gì hết, nên muốn buổi tối cháu ăn ngon và nhiều hơn. Tôi bèn trổ tài nấu ăn, làm món sườn chua ngọt mà Peter thích nhất, món tôm, và còn dùng mì Ý để làm món mì kiểu Việt Nam mà Peter rất thích, người nhỏ nhỏ như thế mà có thể ăn được một tô lớn.
Bắt đầu bữa cơm tối, Peter vui mừng nhảy lên ghế ngồi. Susan đến lấy đi dĩa và nĩa của con, nói: 'Chúng ta giao ước rồi phải không, hôm nay con không được ăn gì hết, chính con cũng đồng ý rồi đó'. Peter nhìn nét mặt nghiêm túc của người mẹ, òa lên khóc, vừa khóc vừa nói: 'Mẹ ơi, con đói, con muốn ăn cơm'. 'Không được, nói rồi là phải giữ lời'. Susan không một chút động lòng. Tôi thấy đau lòng muốn thay cháu cầu xin, nói đỡ lời giùm, nhưng thấy ánh mắt ra hiệu của con trai tôi. Nhớ lại lúc mới đến Mỹ, con trai có nói với tôi: 'Ở nước Mỹ, lúc cha mẹ giáo dục con cái, người ngoài không nên nhúng tay, bất kể là trưởng bối cũng không ngoại lệ'.
Không còn cách nào, tôi chỉ còn giữ im lặng mà thôi. Bữa cơm đó, từ đầu đến cuối, Peter tội nghiệp chỉ ngồi chơi với chiếc xe mô hình, mắt trừng trừng nhìn 3 người lớn chúng tôi ăn như hổ đói. Đến đó tôi mới biết dụng ý của Susan khi nhờ tôi nấu. Tôi tin rằng, lần sau, trong lúc Peter muốn giận hờn quăng liệng thức ăn, nhất định sẽ nghĩ đến kinh nghiệm bụng đói nhìn ba mẹ và bà nội ăn cao lương mỹ vị. Bụng đói không dễ chịu tí nào, huống chi là đối mặt với món mình thích ăn.
Buổi tối, tôi và Susan cùng đến chúc Peter ngủ ngon. Peter cẩn thận dè dặt hỏi: 'Mẹ ơi, con đói lắm, giờ con có thể ăn món Việt không?' Susan mỉm cười lắc đầu, kiên quyết nói: 'Không!'. Peter nuốt nước miếng, lại hỏi: 'Vậy để con ngủ dậy rồi khi mở mắt con được ăn chứ?', 'Đương nhiên được rồi', Susan thật dịu dàng khẽ đáp. Peter đã cười tươi hẳn ra.
Sau bài học này, Peter rất tích cực ăn cơm, nó không muốn vì 'tuyệt thực' mà lỡ bữa ăn ngon, và chịu cực hình bụng đói. Mỗi lần nhìn thấy Peter ngoạm từng phần lớn thức ăn, lúc miệng và mặt dính đầy thức ăn, tôi lại nhớ đến cháu ngoại, hồi bằng tuổi Peter; mấy người cầm tô cơm đí theo sau đuôi nó, dỗ dành, mà nó còn chưa chịu ngoan ngoãn ăn, mà còn ra điều kiện: ăn xong chén cơm mua một kiện đồ chơi, ăn thêm một chén thì mua thêm một kiện đồ chơi…
Ảnh minh họa: Internet
(còn nữa)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!