Đau mắt đỏ là một căn bệnh khá dễ gặp, đây là một loại bệnh lành tính, dễ điều trị và thường không để lại di chứng cho người bệnh. Tuy nhiên nó là bệnh cấp tính ở chỗ dễ lây lan, ảnh hưởng khá nặng tới khả năng lao động cũng như học tập, sinh hoạt.
Nếu coi thường bệnh đau mắt đỏ, và không được phát hiện cũng như điều trị kịp thời thì nó không còn là bệnh lành tính nữa, biến chứng xảy ra có thể khá nguy hiểm. Vì vậy, các ông bố bà mẹ nên trang bị cho mình cách điều trị đau mắt đỏ tại nhà. Hãy cùng Lily & WeCare tìm hiểu điều này.
Các biện pháp chữa đau mắt đỏ tại nhà
Bạn có thể sử dung các loại thuốc chống viêm đau mắt đỏ, hoặc các loại kháng sinh để giảm đau cũng như giảm đi độ khó chịu của bệnh khi đang trong giai đoạn bệnh. Một số phương pháp đơn giản dưới đây cũng có thể giúp được cho bạn:
- Chườm nước đá: Dùng khăn mềm và sạch nhúng vào nước đá, sau đó chà nhẹ lên quanh vùng mắt bị đau mắt đỏ. Phương pháp này sẽ làm co lại tĩnh mạch quanh vùng mắt, làm giảm sưng rất hiệu quả mặc dù không có khả năng điều trị nhiễm trùng.
- Mật ong và sữa: Cứ một thìa mật ong thì trộn với một thìa sữa, dùng hỗn hợp này để thoa đều lên vùng mắt của bạn, hoặc bạn có thể đổ đều ra một miếng vải thật sạch rồi đắp lên mắt. Sau một thời gian thấy hỗn hợp đã khô thì đi rửa lại bằng nước sạch. Vừa làm đẹp da lại vừa làm giảm cơn đau.
- Hạt cây thì là: Bạn hãy lấy một ít hạt của cây thì là, sau đó đun với nước và để nguội. Bạn có thể dùng nước này để rửa mặt. Tác dụng của phương pháp này sẽ giúp bạn giảm đau, giảm viêm và giảm tấy đỏ vùng quanh mắt.
- Khoai tây: Cắt một lát khoai tây mỏng và đắp lên vùng mắt đang bị đau. Phương pháp này chỉ dùng khi chuẩn bị đi ngủ, sự khó chịu ở mắt sẽ được làm giảm đi đáng kể.
Trên đây là một số cách điều trị đau mắt đổ tại nhà, mặc dù không đạt hiệu quả cao và nhanh nhưng lại dễ làm, và chủ yếu là giúp bạn cảm thấy dễ chịu và trán xa sự khó chịu của bệnh đau mắt đỏ.
Những lưu ý để chữa đau mắt đỏ an toàn nhất và nhanh nhất
Người bị bệnh đau mắt đỏ thì các loại đồ dùng như khăn rửa mặt, chăn, chiếu, khăn lau người, ga, đệm, vải trải giường... đều phải được giặt thật sạch sẽ và phơi nắng thường xuyên. Người bệnh nên chuẩn bị những loại khăn riêng biệt như một khăn để lau mặt, một khăn lau tay và một khăn lau người.
Thông thường bệnh bắt đầu chỉ ở một bên mắt trước, người nhà và ngay bản thân bệnh nhân cần phải phát hiện và điều trị kịp thời để tránh lây lan sang mắt còn lại, hoặc lây cho người khác. Nếu đang đi học mà bị mắc phải bệnh đau mắt đỏ thì nên lập tức xin phép nghỉ học để tránh lây lan ra toàn lớp học.
Khi đi đường phải đeo kính và đeo khẩu trang một cách cẩn thận. Luôn có một lọ thuốc rửa mắt và bông y tế sạch để lau mắt (dùng trong trường hợp nhỏ thuốc rửa mắt). Rửa mắt nhiều lần trong ngày là điều cần thiết để tranh gây mất vệ sinh cho mắt, ngăn ngừa cộm ngứa và vi khuẩn sinh sôi. Chú ý chỉ nên lấy dử mắt khi mắt đang ướt.
Rửa tay thật sạch và kĩ sau khi tiếp xúc với mắt. Người bệnh cần ăn nhiều thực phẩm mang tính tăng cường sức đề kháng cao như cam, sữa chua... Hạn chế không xem tivi, điện thoại, máy tính, đọc sách báo...
Lưu ý khi đang mắc phải dịch đau mắt đỏ
Các bí quyết ngăn ngừa sâu răng và giảm đau răng
Hướng dẫn mẹ chăm sóc vùng đáy chậu sau sinh đúng cách
“Hại đơn, hại kép” vì sai lầm của các mẹ khi hạ sốt cho con
Những lưu ý cho bố mẹ khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ
Phương pháp trị bệnh đau mắt đỏ tại nhà hiệu quả
Cần dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc nhãn khoa để có phương pháp điều trị nhanh nhất. Người bệnh cần được cách ly với những người khác để điều trị bệnh riêng biệt, nếu từ 5-7 ngày mà bệnh không thuyên giảm thì nên đưa tới bệnh viện để khám chuyên khoa.
Nước muối sinh lý Cacbon 0.9% có thể được sử dụng để rửa mắt, lau dịch chảy ra từ mắt và làm cho mắt được dễ chịu khi đang bị cộm rát, vứt giấy lau mắt ngay sau khi sử dụng. Ăn nhiều hoa quả để tăng đề kháng giúp mắt nhanh lành bệnh.
Không tiếp xúc nhiều với người bị bệnh để tránh tình trạng lây lan, nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì nên đeo khẩu trang và đeo kính. Không dùng chung khăn, ngủ chung giường, dùng chung chậu giặt, chậu rửa... với người bị đau mắt đỏ. Đặc biệt, chăn ga gối đệm cần phải được giặt và tẩy rửa trong nước ấm.
Chú ý: Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, người đọc cần cân nhắc trước khi áp dụng.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!