Cách hữu hiệu giúp giảm nguy cơ trẻ bị hóc sặc

Nuôi dạy con - 10/02/2024

Cất đồ gọn gàng, không cười đùa khi cho trẻ ăn,... là những cách phòng chống tai nạn hóc sặc ở trẻ.

Trẻ đang ăn uống hay ngậm chơi những đồ vật nhỏ đột ngột ho sặc sụa, khó thở, trợn mắt, mặt tím tái. Tình trạng hít sặc có thể chỉ thoáng qua như trẻ ho vài tiếng, tím nhẹ rồi tự hết nhưng có những trường hợp trẻ tím tái nặng, ngưng thở và tử vong. Nếu dị vật bít một phần đường thở trẻ sẽ thở rít kèm theo ho rũ rượi, cơn ho dồn dập, mặt đỏ gay. Cơn ho này kéo dài sau đó dịu đi, chỉ còn những tiếng ho rải rác. Sau đó trẻ trở lại bình thường, thỉnh thoảng xuất hiện những đợt ho sặc tương tự trở lại, rất dễ tử vong trong giai đoạn này.

Cách hữu hiệu giúp giảm nguy cơ trẻ bị hóc sặc

Bố mẹ nên cất các vật nhỏ xa tầm tay của trẻ đề phòng bé nhặt và cho vào miệng (Ảnh: Internet)

Biện pháp phòng chống là gì?

Dù ở gia đình hay nhà trường, vấn đề dự phòng sặc ở trẻ luôn phải được đặt ra. Khi cho trẻ nhỏ ăn, hạn chế nô đùa, hỏi chuyện trẻ; cho trẻ ăn thức ăn thích hợp theo tuổi; cho trẻ ăn miếng nhỏ và dừng ngay khi trẻ có biểu hiện ho khi đang ăn; khi ăn nên bế trẻ hoặc để trẻ ngồi, không cho ăn khi trẻ đang nằm, khi trẻ còn ngái ngủ, khi đang khóc; đối với trẻ lười ăn, không chịu há miệng khi cho ăn, một số bà mẹ thường bịt mũi để trẻ phải há miệng ra, điều này hết sức nguy hiểm bởi trẻ sẽ hít vào kèm luôn cả thức ăn qua đường miệng.

Trong gia đình, tại lớp học mọi đồ vật phải được sắp đặt gọn gàng, ngăn nắp, đặc biệt là các vật nhỏ như viên bi, hạt nhựa, cúc áo, đồng xu... và các vật nhỏ khác dễ cho vào miệng phải để xa tầm với của trẻ.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!