Cách khắc phục chứng nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Kiến Thức Y Học - 05/05/2024

Khắc phục tình trạng nôn trớ ở trẻ đơn giản hơn mẹ nghĩ. Nôn trớ là tình trạng thường gặp ở trẻ em, nhất là nhũ nhi, nhẹ thì làm cho trẻ khó khăn trong ăn uống và bú mẹ, nặng hơn có thể làm cho chậm tăng cân gây suy giảm sức đề kháng. Vậy làm gì để khắc phục chứng nôn trớ ở trẻ sơ sinh?

Khắc phục tình trạng nôn trớ ở trẻ đơn giản hơn mẹ nghĩ. Nôn trớ là tình trạng thường gặp ở trẻ em, nhất là nhũ nhi, nhẹ thì làm cho trẻ khó khăn trong ăn uống và bú mẹ, nặng hơn có thể làm cho chậm tăng cân gây suy giảm sức đề kháng. Vậy làm gì để khắc phục chứng nôn trớ ở trẻ sơ sinh?

Nguyên nhân dẫn đến trẻ bị nôn trớ

Thức ăn quá nhiều

Thói quen ăn uống chính là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng nôn trớ ở trẻ sơ sinh. Khi trẻ sơ sinh bú mẹ, phản xạ nuốt sẽ xảy ra một cách tự nhiên. Khoang miệng của trẻ nhỏ nên nếu cho lượng sữa quá nhiều sẽ khiến trẻ gặp khó khăn trong quá trình hô hấp. Bởi vậy nên phản ứng của cơ thể sẽ là nôn ra những gì trẻ vừa ăn được.

Bố mẹ cần chú ý một điều nữa đó là dạ dày của trẻ không lớn và chưa phát triển hoàn thiện, khi trẻ ăn quá nhiều, hoặc nằm ngửa khi ăn cũng có thể gây nôn trớ. Đối với những trẻ bú bình, lỗ trên núm vú quá nhỏ khiến trẻ phải dùng nhiều lực để hút cũng sẽ gây nôn trớ.

Nôn sinh lý

Do thực quản của trẻ sơ sinh tương đối ngắn, cho nên nếu bố mẹ cho trẻ ăn quá nhanh, trẻ sẽ nuốt thêm nhiều khí vào bụng và xảy ra hiện tượng nôn trớ.

Nhân tố truyền nhiễm

Trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm trùng đường ruột sẽ khiến trẻ hay có hiện tượng nôn trớ. Tất cả những hiện tượng nhiễm trùng như viêm rốn, nhiễm trùng da, viêm màng não, nhiễm trùng máu... cũng có thể gây ra rối loạn tiêu hóa và khiến trẻ có phản xạ ói mửa.

Cách khắc phục chứng nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Phản ứng thuốc

Trẻ sơ sinh thường phản ứng mạnh với những thuốc có vị đắng, chính vì thế hiện tượng ói mửa của trẻ khi uống thuốc cũng khá phổ biến.

Trẻ nuốt nước ối

Nuốt nước ối khi còn ở trong bụng mẹ là hiện tượng khá phổ biến. Lúc này, trẻ sơ sinh sẽ nôn ra chất nhầy có bọt. Lúc này không nên cho trẻ ăn ngay để tránh phản xạ của cơ thể là tiếp tục nôn.

Trẻ bị táo bón

Bị táo bón cũng có thể khiến trẻ gặp vấn đề về tiêu hóa và trẻ thường sẽ nôn ra những gì mình ăn được trong thời gian này. Các ông bố bà mẹ cũng không nên lo lắng vì khi trẻ đi cầu trơn tru lại thì hiện tượng nôn mửa cũng không còn nữa.

Do xuất huyết ở trẻ sơ sinh

Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến nôn mửa có thể là do chảy máu dạ dày, vì thế khi trẻ nôn lúc này sẽ có màu nâu hoặc đỏ tươi.

Cách khắc phục nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Khi trẻ nôn trớ, cha mẹ nên xem trẻ có những biểu hiện nào kèm theo không, ví dụ như sốt hay tiêu lỏng, ho, hay sổ mũi, phát ban v.v...

Nôn trớ đơn thuần thường liên quan đến ăn uống

Hay gặp ở trẻ nhỏ do ép trẻ ăn quá nhiều, bú quá no, nằm liền sau khi bú, hoặc không dung nạp thức ăn hoặc bắt đầu ăn bổ sung với thức ăn mới lạ, hoặc ăn nhiều quá 1 loại thức ăn nào đó. Nôn thường xuất hiện sớm, số lượng chất nôn ít, chủ yếu là thức ăn. Trẻ vẫn chơi bình thường, không ảnh hưởng đến tình trạng cơ thể. Do vậy, chỉ cần điều chỉnh cách cho ăn.

- Không ép trẻ ăn nhiều làm cho trẻ ngại khi nhìn thấy thức ăn.

- Khi cho 1 loại thức ăn mới nên cho từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc, chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày .

- Đối với những bé được bú mẹ thì sau khi bú xong nên bế trẻ 10-15 phút rồi mới đặt trẻ nằm.

- Khi cho trẻ bú bình lưu ý sao cho sữa ngập núm vú bình để tránh nuốt không khí vào dạ dày.

- Ngoài ra có thể sử dụng thuốc chống nôn theo chỉ định của bác sĩ.

Nôn do bệnh tật

Hay gặp trong các bệnh nhiễm khuẩn tiêu chảy, viêm mũi họng, viêm phổi, viêm màng não... một số bệnh ngoại khoa như lồng ruột, tắc ruột, viêm ruột non hoại tử...

Trẻ nôn đột ngột và kèm theo các triệu chứng đặc hiệu của từng bệnh. Cần đưa trẻ đến khám ở cơ sở y tế để xử trí kịp thời.

Thấy bé nôn nhiều giống như chất lỏng thì lúc đó bé sẽ mất một lượng nước khá lớn. Vì vậy, bố mẹ phải bổ sung lượng nước đã mất để cơ thể bé không mất chất điện giải. Tại nhà ta có thể dùng dung dịch Oresol, nước chín hay nước trái cây loãng.

Khi bé nôn nhiều, đừng cố gắng cho bé tiếp tục uống mà cần thực hiện các biện pháp sau:

Bố mẹ cần lưu ý về tư thế khi bé nôn nên để bé nằm nghiêng hoặc đỡ bé ngồi dậy, đề phòng khi bé nôn, chất nôn sẽ tràn vào khí quản, gây sặc rất nguy hiểm. Đã từng có trường hợp bé nôn trớ khi nằm ngửa, chất nôn tràn vào phổi gây ngừng thở, đến khi người nhà phát hiện đưa bé vào viện thì bé đã tím tái, không còn điều trị được.

Cách khắc phục chứng nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Khi đã lưu ý tư thế, thì nên chờ cho bé bớt nôn trớ, hãy cho uống một lượng nhỏ nước chín hoặc dung dịch Oresol, do bị nôn trớ nhiều nên bé sẽ khát, khi bố mẹ đưa nước bé sẽ có khuynh hướng uống nhiều, sau đó sẽ nôn thốc tháo, do đó nên cho uống bằng muỗng nhỏ hoặc từng ngụm một.

Nếu bé tiếp tục nôn nhiều, nên đưa bé đi khám

Nếu bé bớt nôn trớ thì cần cho uống luân phiên 50ml dung dịch Oresol và 50ml nước chín sau mỗi nửa giờ. Sau khi cho bé uống loại nước này mà bé không nôn trớ nữa thì cho bé bú sữa mẹ hoặc bú bình, tăng dần số lượng từ 80 – 100ml sau mỗi 3 – 4 giờ. Bố mẹ the dõi tình trạng của bé nếu không nôn trớ từ 12 – 24 giờ thì có thể cho bé ăn uống bình thường, nhưng vẫn cho bé uống nhiều nước. Bắt đầu với những thực phẩm dễ tiêu hoá như ngũ cốc hay sữa chua.

Nên nhớ khi bé nôn nhiều tức là bộ phận tiêu hóa đang có vấn đề cần nên nghỉ ngơi cho nên phụ huynh chỉ nên cho bé uống nước để không bị mất nước, đừng nên cố gắng ép ăn, không giúp được bé mà còn làm tăng triệu chứng và bé càng quấy khóc nhiều hơn.

Giúp trẻ ngủ sẽ làm cho bé nhanh hồi phục hơn, vì dạ dày trống trong suốt thời gian này sẽ giúp bé dễ chịu hơn. Không cho bé dùng bất kỳ loại thuốc chống nôn nào khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.

Bố mẹ cần lưu ý các trường hợp trẻ nôn trớ kéo dài hoặc nôn do bệnh lý mà trẻ có biểu hiện các triệu chứng như: sốt, đau bụng, lơ mơ, co giật, hay nôn ói liên tục, có dấu hiệu mất nước như: miệng khô, ít nước mắt, tiểu ít,... thì cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Nếu trẻ bị sặc thì bố mẹ đừng cố lấy tay móc thức ăn hay chất nôn ra, nên làm nghiệm pháp Heimlich ở trẻ lớn, đứng sau lưng trẻ, quàng 2 tay ra ôm lấy bụng trẻ và ấn mạnh vào, áp lực mạnh sẽ làm trẻ nôn ói ra dị vật đường thở.

Xem thêm:

  • Cách điều trị nôn trớ ở bé 5 tuổi mẹ nên biết
  • Bé sinh mổ thở khò khè, nôn trớ sẽ khỏi hẳn sau 2 tuần nhờ quả lựu

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!