Chăm sóc trẻ nôn trớ đúng cách

Nuôi dạy con - 11/24/2024

Nôn trớ là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản rồi trào ra ngoài theo đường miệng.

Những nguyên nhân

Nôn do ăn uống:

- Do bà mẹ ép trẻ ăn quá nhiều.

- Những trẻ phàm ăn bú mẹ quá no.

- Trẻ bị dị ứng với sữa bò.

- Do trẻ bị ngộ độc thức ăn.

- Bú bình không đúng cách: Không nghiêng bình 45 độ, để hở sữa và cổ bình làm trẻ mút phải không khí.

- Ăn xong đặt trẻ nằm ngay.

Nôn do rối loạn thần kinh thực vật:

- Xuất hiện sớm trong những ngày đầu sau đẻ.

- Thời kỳ ăn thức ăn lỏng: Bú sữa mẹ hoặc sữa bò.

- Nôn trong khi ăn hoặc sau khi ăn.

- Trẻ ít bị sụt cân.

Sau khi trẻ ăn, không nên đặt trẻ nằm ngay

Chăm sóc trẻ nôn trớ đúng cách

Khi trẻ bị nôn trớ mà không kèm theo ho, sốt, co giật, tiêu chảy, cơn khóc thét…, nôn xong trẻ lại cười đùa được bình thường, nấu bát bột khác, pha cốc sữa khác trẻ lại ăn uống được (Ảnh minh họa: Internet)

Nôn do bệnh tật:

- Bệnh nhiễm khuẩn: Nhiễm khuẩn cấp tính: Viêm họng, viêm amidan, viêm phổi, tiêu chảy, bệnh viêm, viêm màng não. Trong đó, nguyên nhân do viêm họng và amidan là hay gặp nhất: trẻ thường kèm theo sốt hoặc không, chảy nước mũi, ho húng hắng rất hay gặp khi thay đổi thời tiết.

- Các bệnh về ngoại khoa: Lồng ruột, tắc ruột: Trẻ có cơn đau bụng khóc thét từng cơn, khi muộn có thể đi ngoài ra máu, hoặc bụng trướng căng không đi ỉa được.

- Nôn trong một số bệnh toàn thân: Còi xương, táo bón, suy dinh dưỡng: nếu trẻ nôn trớ nhiều phải cho trẻ đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

- Dị tật bệnh bẩm sinh: hẹp phì đại môn vị: Nôn thường xuất hiện khi trẻ 2 tháng tuổi, nôn liên tục, nôn nhiều, làm trẻ bị suy dinh dưỡng, thiếu máu. Chẩn đoán bằng cách siêu âm dạ dày.

Các dị tật về thực quản: Hẹp thực quản, hở eo thực quản: Chẩn đoán bằng siêu âm thực quản.

Khi trẻ nôn trớ thì xử trí thế nào?

Xử trí theo nguyên nhân:

- Nếu trẻ nôn đột xuất kèm theo các triệu chứng khác của từng bệnh thì phải gửi trẻ đi bệnh viện ngay, nhất là có kèm theo các triệu chứng của bệnh não màng não, hoặc các bệnh về ngoại khoa như: Lồng ruột tắc ruột, viêm ruột hoại tử…

- Nôn do sai lầm trong ăn uống: Tìm nguyên nhân để xử trí.

Cho trẻ ăn nhiều bữa, giảm số lượng ăn trong 1 bữa, sau ăn không nên đặt trẻ nằm ngay. Bế trẻ cao đầu 15 - 20 phút sau đó đặt trẻ nằm nghiêng, trẻ không bú mẹ cho ăn sữa bò bằng cốc hoặc thìa, trẻ bú bình cho nghiêng bình sao cho sữa ngập cổ bình để tránh nuốt phải không khí.

- Sử dụng thức ăn đặc hơn khi trẻ đã 6 tháng tuổi bằng cánh dùng nước cháo pha sữa, bột quấy bột đặc dần lên.

- Dùng một số loại thuốc ức chế co bóp dạ dày: Mutilium M, prinperan theo chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý: Khi trẻ nôn đặt trẻ nằm nghiêng một bên, đầu thấp để chất nôn không bị hít vào đường thở tránh cho trẻ khỏi bị sặc.

Khi trẻ bị nôn trớ mà không kèm theo ho, sốt, co giật, tiêu chảy, cơn khóc thét…, nôn xong trẻ lại cười đùa được bình thường, nấu bát bột khác, pha cốc sữa khác trẻ lại ăn uống được, không có biểu hiện gì bất thường thì các bà mẹ chỉ cần chia nhỏ bữa ăn trong ngày, ăn ít một nhưng ăn nhiều bữa, không nên bắt ép trẻ ăn khi trẻ không muốn. Còn trường hợp trẻ nôn đột xuất, ngoài nôn trẻ kèm theo các dấu hiệu khác như: Sốt, ho, co giật, tiêu chảy, cơn khóc thét… thì các bà mẹ phải nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!