Vệ sinh mũi cho trẻ là một điều cần thiết nhưng cũng là nỗi phiền phức mà các bà mẹ hay gặp phải. Ở nhà sẽ có những dụng cụ để vệ sinh mũi nhưng bạn sẽ phải làm sao đây nếu đang đi chơi mà bé chảy nước mũi? Hãy lấy gỉ mũi cho trẻ bằng khăn giấy theo cách mà Lily & WeCare hướng dẫn sau đây.
Vệ sinh mũi cho trẻ có cần thiết?
Trẻ sơ sinh rất dễ mắc các bệnh về tai – mũi – họng bởi những vi khuẩn này tiếp xúc với bé qua đường hô hấp. Để giảm thiểu bệnh tật cho con, các bà mẹ bỉm sữa cần phải thường xuyên vệ sinh mũi cho bé để loại bỏ những vi khuẩn khó chịu này ra ngoài. Việc vệ sinh mũi giúp niêm mạc mũi mềm ra, trẻ bớt bị khô rát khó chịu và giảm việc viêm mũi. Những màng dịch nhầy trong mũi trẻ giúp ngăn chặn phần lớn bụi bẩn và vi khuẩn nên việc vệ sinh mũi cũng là rửa sạch các chất dịch nhầy đã nhiễm bẩn.
Công dụng của dịch mũi rất to lớn trong việc bảo vệ hệ hô hấp của trẻ. Tuy nhiên những lúc trẻ nóng sốt hoặc mắc bệnh thì chúng lại trở thành cản trở. Các chất dịch đặc khô lại, bám vào thành mũi, khoang mũi khiến bé khó thở hoặc tạo thành những gỉ mũi mất vệ sinh trong mũi bé.
Ở nhà, mẹ có thể dùng dụng cụ hút dịch và nước muối sinh lý để làm sạch mũi và lấy gỉ ra. Nhưng nếu đang ở ngoài đường, ở nơi không thuận tiện mẹ hãy thử áp dụng cáchlấy gỉ mũi cho trẻ bằng khăn giấy.
Khăn giấy – vị cứu tinh của mẹ trong việc làm sạch mũi trẻ
Gỉ mũi bám trong mũi trẻ khiến bé khó chịu nhưng lại không thể tự lấy ra được. Mẹ có thể hỗ trợ bé nhưng cần hết sức khéo để không làm con bị đau hay gây xước mũi con làm viêm nhiễm nặng thêm. Dùng khăn giấy để lấy gỉ mũi sẽ giúp mẹ giải quyết được vấn đề khó khăn này.
Mẹ có thể lấy gỉ mũi cho trẻ bằng khăn giấy đơn giản bằng cách sử dụng một tờ khăn giấy mềm, dai. Gấp đôi hoặc gấp tư tờ khăn giấy lại. Sau đó lấy góc gấp tư của từ khăn giấy làm điểm đầu, xoay tờ khăn thành một dải tròn và dài. Mẹ dùng đầu nhọn của góc gấp tư để xoắn gỉ múi trong mũi của trẻ như cách sử dụng tăm bông ngoáy tai. Nhớ xoắn theo một chiều nhất định để dịch nhầy bám vào khăn và khăn không bị bung ra. Nếu làm một lần mà không lấy hết gỉ mũi mẹ có thể lặp lại nhiều lần và nhớ đổi tờ khăn khác khi chuyển sang lỗ mũi bên kia. Để đầu trẻ hơi ngửa về phía sau trong lúc lấy gỉ mũi để bé không cảm thấy khó chịu.
Bí quyết "nhỏ mà có võ" giúp mẹ lựa chọn dung dịch vệ sinh mũi cho trẻ
Cách bấm huyệt đơn giản để trị dứt cơn ho, hết nghẹt mũi
Tư vấn chọn nước rửa mũi cho trẻ an toàn mẹ nên ghi nhớ
Cảm cúm uống thuốc gì để nhanh khỏi?
Chuyên gia tai mũi họng chỉ ra thủ phạm gây viêm mũi ít ai ngờ tới
Hoặc mẹ lấy gỉ mũi cho trẻbằng cách gấp chiếc khăn giấy lại thành một dải. Chiều rộng của dải khăn giấy chỉ cần bằng hai bên mũi của bé, che kín hai lỗ mũi để đảm bảo dịch nhầy, gỉ mũi, nước mũi không bị chảy ra trong lúc mẹ lấy gỉ. Dải khăn càng dài và dày càng tốt vì như vậy sẽ không làm đau mũi của trẻ. Mẹ có thể dùng một tờ hay đặt hai tờ khăn giấy chồng lên nhau rồi gấp đều được. Hãy đặt một đầu dải khăn giấy đã gấp và mũi bé, lấy một ngón tay đặt ngang mũi và đè chặt tại mũi trẻ. Dùng tay kia kéo dải khăn theo chiều của ngón tay. Lúc tay mẹ đè vào mũi bé dịch nhầy sẽ bám vào khăn, khi mẹ kéo chiếc khăn sẽ lôi cả phần dịch nhầy đã dính vào khăn và phần dịch nhầy trong mũi bé cùng với gỉ mũi của con ra ngoài.
Lấy gỉ mũi cho trẻ bằng khăn giấy vừa đơn giản, sạch mà lại không khiến bé bị tổn thương mũi như khi hỉ mũi hay bóp hai bên khoang mũi để lấy gỉ ra như cách các mẹ vẫn hay làm. Nhưng mẹ phải nhớ dùng loại khăn giấy dai, mềm chuyên dùng cho trẻ em. Tránh tình trạng đứt giấy khi đang kéo hoặc giấy tơi ra khi gặp dịch nhầy và dính lại bên trong mũi trẻ.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!