'Cách ly toàn xã hội' nghĩa là gì?

Thời sự - 05/04/2024

Theo chuyên gia, nếu như cách ly y tế là biện pháp cách ly vật lý mà mỗi cá nhân ít hoặc không có sự chủ động thì Chỉ thị về cách ly xã hội buộc mỗi người dân phải tự ý thức trong việc cách ly, đảm bảo phòng dịch COVID-19.

'Cách ly toàn xã hội' nghĩa là gì?

Từ 0h ngày 01/4, Chính phủ chính thức áp dụng biện pháp cách ly xã hội trước dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, thông qua Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020.

Không ít người dân vẫn đang băn khoăn rằng liệu đây có phải là phong tỏa, bị cấm ra khỏi nhà, cấm đi lại giữa các địa phương?

Giải đáp những băn khoăn này, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho biết, trong giai đoạn đầu, Việt Nam đã khống chế dịch bệnh từ nước ngoài xâm nhập rất tốt. Từ đó, làm quá trình chậm lây lan ra cộng đồng và không để dịch bùng phát như một số nước ở châu Âu và một số nước ở châu Á.

'Cách ly toàn xã hội' nghĩa là gì?

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, cách ly xã hội là không để người bị nhiễm bệnh sống chung với người lành.

Tuy nhiên, hiện nay dịch COVID-19 diễn biến rất phức tạp và có dấu hiệu lây lan ra cộng đồng, chúng ta không thể biết được là ai đã nhiễm bệnh trong cộng đồng và ai có khả năng lây lan cho người khác. Mặc dù có thể con số đó là rất nhỏ. Để thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng bệnh lây lan ra cộng đồng, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 16: Cách ly toàn xã hội.

PGS.TS Trần Đắc Phu cho biết: 'Có thể hiểu rằng, cách ly xã hội là không để người bị nhiễm bệnh sống chung với người chưa nhiễm, cũng không để cho người chưa nhiễm tiếp xúc với người bệnh. Nghĩa là không để dịch lây lan từ người này sang người khác, từ nhà này sang nhà khác và từ xã này sang xã khác'.

'Cách ly toàn xã hội' nghĩa là gì?

Theo chuyên gia, trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, cách ly xã hội là rất cần thiết.

'Trong chỉ thị cũng nêu rõ là yêu cầu mọi người dân ở nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp cần thiết như mua lương thực, thuốc men hoặc đi cấp cứu… và vẫn có thể làm việc ở trong các nhà máy, các cơ sở sản xuất, kinh doanh…

Tuy nhiên, người dân ra ngoài phải thực hiện các biện pháp phòng bệnh như đeo khẩu trang, giữ khoảng cách 2m, bố trí việc đi lại, nơi làm việc 1 cách hợp lý để đảm bảo công tác phòng bệnh', PGS.TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh.

Đáng giá vấn đề ở góc độ xã hội, chuyên gia xã hội học, TS. Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển xã hội cho biết, cách ly xã hội sẽ khác với cách ly về mặt y tế.

Cách ly y tế là cách ly y tế là lực lượng chức năng thường có biện pháp cưỡng chế người nhiễm và nghi nhiễm đến địa điểm cách ly riêng biệt.

'Cách ly toàn xã hội' nghĩa là gì?

Theo TS Khuất Thu Hồng, cách ly xã hội là cả xã hội tự trách nhiệm và thực hiện việc cách ly một cách nhịp nhàng, ăn ý.

Trong khi đó, cách ly xã hội yêu cầu, đòi hỏi rất cao ý thức, trách nhiệm của mỗi người dân. Mỗi người dân đều phải chủ động tự cách ly mình với người khác, phải cùng các bên (người dân khác hoặc cán bộ y tế, lực lượng chức năng) hợp tác để tạo ta sự cách ly một cách nhịp nhàng, ăn ý. Sẽ là vô nghĩa nếu 1 bên cách ly mà bên khác không thực hiện cách ly, trong bối cảnh dịch diễn biến phức tạp.

TS Khuất Thu Hồng nhấn mạnh: 'Khi diễn biến dịch COVID-19 ngày càng phức tạp và nghiêm trọng, thì Chỉ thị 16 của Thủ tướng về cách ly trên toàn quốc là biện pháp mạnh mẽ hơn để kiểm soát dịch bệnh. Trong lúc này, cách ly xã hội là rất quan trọng. Chỉ thị này đòi hỏi tinh thần, trách nhiệm rất cao ở mỗi người dân. Đây không chỉ là mệnh lệnh mà còn là một lời kêu gọi toàn dân, mỗi cá nhân nâng cao trách nhiệm phòng chống dịch'.

TS Khuất Thu Hồng cho biết thêm: 'Từ khi Chỉ thị được ban hành, tôi đã quan sát các động thái của người dân thì thấy rằng, phản ứng của mọi người xung quanh về Chỉ thị này rất nghiêm túc. Mọi người cùng chia sẻ và cùng nhau thảo luận, nhìn nhận, đánh giá vấn đề rất nghiêm túc, đây là động thái rất quan trọng và rất cần thiết'.

Có nên rời khỏi Hà Nội lúc này bằng xe cá nhân?

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, hãy giả sử bạn đã mắc bệnh, đã nhiễm bệnh và nếu về quê thì có thể lây cho người nhà, lây cho gia đình hoặc xã hội.

Ngược lại, nếu bạn không mắc bệnh mà ở quê bạn, dịch đang xảy ra thì dịch có thể lây cho bạn, nên bạn quay trở lại thì có thể lây cho cộng đồng ở Hà Nội…

Vì vậy, theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ thì tốt nhất là bạn không nên về quê hoặc rời khỏi Hà Nội. Chỉ về khi thực sự và rất rất cần thiết.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!