Cách nhận biết thai nhi bị nấc dễ hiểu nhất

Xét Nghiệm - 11/24/2024

Trong thời gian mang thai, nhiều mẹ bầu cảm nhận được những cơn nấc của thai nhi. Hiện tượng thai nhi bị nấc đôi khi khiến các mẹ lo lắng. Vậy cách nhận biết thai nhi bị nấc là gì? Liệu thai nhi bị nấc có phải là một hiện tượng bất thường hay không? Hãy cùng Lily & WeCare theo dõi bài viết sau đây.

Trong thời gian mang thai, nhiều mẹ bầu cảm nhận được những cơn nấc của thai nhi. Hiện tượng thai nhi bị nấcđôi khi khiến các mẹ lo lắng. Vậy cách nhận biết thai nhi bị nấc là gì? Liệuthai nhi bị nấccó phải là một hiện tượng bất thường hay không? Hãy cùngLily & WeCaretheo dõi bài viết sau đây.

Cách nhận biết thai nhi bị nấc dễ hiểu nhất

1. Nguyên nhân thai nhi nấc cụt

Bé muốn được chào đời

Những em bé hay có thói quen “đá banh” trong bụng mẹ bất kể ngày đêm là những em bé đang rất muốn được chào đời. Những tiếng nấc của thai nhi được cho là do bé thiếu kiên nhẫn, chỉ mong nhanh chóng đến ngày được ra khỏi bụng mẹ.

Hiện tượng nấc của bé cũng là biểu hiện bé chuẩn bị cho kỹ năng bú mẹ sau này. Nếu khi bé chào đời, mẹ thấy một số vết đỏ nhỏ trên da, có thể là do bé đã tập mút, tự tập bú mẹ dẫn đến bị nấc cụt nhiều như vậy.

Do chuyển động bất thường của cơ hoành

Giống như người lớn, thai nhinấc cụtcũng do chuyển động bất thường của cơ hoành. Vì còn bé nên thai nhi chưa tự cân bằng được nhịp nuốt và thở của mình. Khi nuốt hoặc thở, bé sẽ hít vào hoặc đẩy nước ối ra ngoài, gây ra tiếng nấc.

Cuống rốn bị chèn ép

Nếu bé bịnấc cụt do cuống rốn chèn ép thì mẹ cần đặc biệt lưu tâm hiện tượng này vì có thể nó sẽ gây nguy hiểm cho bé. Khi cuống rốn bị chèn ép, nguồn cung cấp oxy bị hạn chế sẽ khiến bé nấc cụt liên tục trong thời gian dài. Tình trạng này kéo dài thì mẹ cần đi khám để bác sĩ kiểm tra chính xác, tránh để lâu dẫn đến hiện tượng suy thai.

Cách nhận biết thai nhi bị nấc dễ hiểu nhất

2. Dấu hiệu nhận biết thai nhi bị nấc và thai máy khác nhau

Về nhịp điệu: Dấu hiệu thai nhi bị nấcđược nhiều thai phụ miêu tả như những cú giật đều (giống tiếng đồng hồ tích tắc) hoặc tương tự những tiếng gõ đều từ phía bên trong của bụng dưới. Khi ấy, nếu đặt nhẹ tay vào bụng bầu, bạn sẽ cảm nhận thấy dấu hiệu bé bị nấc trong bụng mẹ giống như nhịp tim đang đập.

Về thời gian: Thời gianthai nhi bị nấckéo dài khoảng 3-15 phút, mỗi ngày bé có thể nấc vài ba lần. Nếu là thai máy thì những chuyển động ở bé không được đều đặn và kéo dài như khi bé bị nấc. Thông qua siêu âm, người mẹ có thể nhìn thấy hình ảnh bé nấc. Ngoài ra, bạn cũng có thể hỏi ý kiến bác sĩ về cách nhận biết dấu hiệu khi bé bị nấc để cảm nhận được chính xác hơn.

Về thời điểm: Nấc có thể xuất hiện bất cứ khi nào? bất cứ ban ngày hay ban đêm. Đây là một điểm khác với thai máy. Thai máy chỉ xảy ra trong một khung giờ nhất định ở những tháng cuối thai kỳ.

Về mức độ: Nếu như trong 3 tháng giữa, mức độ tác động của thai máy và khi bé nấc lên bụng mẹ đều khá nhẹ nhàng, thì 3 tháng cuối, chúng lại có sự khác biệt rất lớn. Khi bé nấc, mẹ chỉ cảm nhận được các cử động nhẹ nhàng còn thai máy thì sự chuyển động rất mạnh, có lúc mẹ sẽ thấy cả bàn chân, bàn tay của bé hằn trên bụng mẹ.

3. Thai nhi bị nấc có sao không?

Theo nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học cho rằng, nấc được gây ra lúc thai nhi chưa cân bằng được nhịp nuốt và thở. Khi nuốt (hay thở), thai nhi hít vào (hoặc đẩy ra) một ít nước ối. Quá trình này khiến cơ hoành co thắt, dẫn tới nấc. Trong khi một số người mẹ nhận ra những cử động nhịp nhàng thì một số khác lại không thấy như vậy. Bạn hãy yên tâm, hiện tượng thai nhi bị nấc trong bụng mẹ là hoàn toàn bình thường cũng giống như hiện tượng thai máy. Nấc không đều cũng không phải điều đáng lo. Nấc nhiều cũng không đáng ngại vì thực tế, một số bé sơ sinh có khá nhiều cơn nấc mỗi ngày.

Phần lớn các trường hợp thai nhi nấc trong bụng mẹ thường không phải vấn đề lớn. Thậm chí, dù bé nấc nhiều lần trong ngày, bầu cũng không cần lo. Tuy nhiên, với những trường hợp nấc cụt có sự gia tăng đột biến về tần suất cung như mức độ, mẹ nên đi khám ngay để được kiểm tra và tư vấn kịp thời. Không quá phổ biến, nhưng trong một vài trường hợp, dây rốn quấn quá chặt khiến thai nhi không đủ không khí cũng có thể khiến thai nhi bị nấc cụt.

Cách nhận biết thai nhi bị nấc dễ hiểu nhất

4. Bé bị nấc trong bụng mẹ nên làm gì?

Nên giữ tinh thần thoải mái khi bé bị nấc trong bụng mẹ bởi vì điều này không gây hại gì cho sự phát triển của bé. Bạn cũng không nhất thiết phải đi khám bác sĩ ngay nếu bé nấc nhiều, trừ khi bạn có những trục trặc sức khỏe khác.

Nhiều người mẹ tin rằng, bé bị nấc là khi bé đói hoặc khát nên họ cố uống nước hoặc ăn một thứ gì đó. Các chuyên gia cho rằng, điều này là không chính xác nhưng tất nhiên, bạn có thể uống hoặc ăn nhẹ. Đơn giản hơn, bạn chỉ cần thư giãn và coi dấu hiệu bé bị nấc như khi bé đạp mẹ.

Khi cảm nhận thấy tần suất nấc ở bé tăng lên nhiều hơn so với bình thường, bạn thử thay đổi tư thế ví dụ như: bạn đang nằm nghiêng bên trái thì quay sang bên phải, đang ngồi làm việc thì thử đứng dậy đi lại một chút. Thay đổi vị trí sẽ khiến bé dễ chịu hơn nên cũng giảm thiểu được những cơn nấc.

5. Cơn nấc của thai nhi diễn ra như thế nào?

Thông thường cơn nấc của thai nhi không khác gì nhiều so với người lớn, mỗi ngày bé có thể nấc từ 1 – 2 lần, mỗi lần từ 3 – 5 phút. Nhưng không phải lúc nào mẹ cũng cảm nhận được. Có những mẹ cảm thấy thường xuyên, còn một số mẹ thì trong suốt thai kỳ chỉ nhận thấy bé nấc một vài lần.

Nếu cảm nhận được bé đang nấc, mẹ sẽ thấy bụng mình như bị giật giật, đặt tay lên bụng sẽ có cảm giác như nghe thấy tiếng tim đang đập hoặc tiếng gõ đều đều vọng ra từ trong bụng.

Xét nghiệm sàng lọc thai kỳ phát hiện bất thường ở thai nhi

Xét nghiệm tại nhà Xander

Xét nghiệm tại nhà Xander đã và đang là lựa chọn của rất nhiều phụ nữ mang thai muốn thực hiện sàng lọc định kỳ bởi: Xander là đối tác độc quyền của Bệnh viên Đại học Y Hà Nộivà hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, Xander cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng với:

  • 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
  • Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
  • Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.

Cách nhận biết thai nhi bị nấc dễ hiểu nhất

Hiện Xander cung cấp 3 gói xét nghiệm Sàng lọc thai kỳ tùy theo từng giai đoạn mang thai của mỗi mẹ, bao gồm: Sàng lọc thai kì từ tuần 11-13, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 15-22, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 32-36. 3 gói xét sẽ có các xét nghiệm giúp phát hiện sớm các hiện tượng bất thường khi đang mang thai nhằm có những phương pháp chăm sóc hay điều trị phù hợp và kịp thời.

Cách tính tổng giá xét nghiệm

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm (theo từng gói khách hàng lựa chọn) + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

* Giá của các gói xét nghiệmSàng lọc thai kì từ tuần 11-13, 15-22, 32-36 được cập nhật ở cuối bài viết.

* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline để được tư vấn cụ thể.

Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: (024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)

Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Trên đây là một vài thông tin hữu íchLily & WeCaremuốn chia sẻ tới các mẹ, đặc biệt là những bạn gái chuẩn bị làm mẹ lần đầu. Hiện tượng thai nhi bị nấc chỉ là một hiện tượng sinh lý hết sức bình thường, các mẹ bầu không nên lo lắng khi gặp phải tình trạng này. Nếu bé nấc làm mẹ khó chịu thì các mẹ hãy áp dụng những biện pháp trên để cảm thấy thoải mái và yên tâm hơn khi mang thai.

Xem thêm:

  • Hiện tượng thai nhi nấc cụt trong bụng mẹ
  • Tiếng nấc của thai nhi muốn nói cho cha mẹ biết điều gì?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!