Cách nhận biết trẻ chậm phát triển qua từng giai đoạn

Chăm Sóc Bé - 11/24/2024

Không phải bất cứ đứa trẻ nào sau khi sinh ra đều được phát triển một cách toàn diện, có những trường hợp bé yêu đang có biểu hiện chậm phát triển về nhiều mặt. Ví dụ như về thể chất, trí tuệ, ngôn ngữ... Và nếu như bố mẹ không kịp thời phát hiện để can thiệp kịp thời thì khiến bé sẽ thua thiệt nhiều hơn so với các bạn bè cùng trang lứa. Hiểu được tâm lý chung đó, bố mẹ hãy cùng Lily & WeCare tìm hiểu nội dung bài viết dưới đây để có thể dễ dàng nhận biết dấu hiệu của trẻ chậm phát triển thông qua từng giai đoạn.

Không phải bất cứ đứa trẻ nào sau khi sinh ra đều được phát triển một cách toàn diện, có những trường hợp bé yêu đang có biểu hiện chậm phát triển về nhiều mặt. Ví dụ như về thể chất, trí tuệ, ngôn ngữ... Và nếu như bố mẹ không kịp thời phát hiện để can thiệp kịp thời thì khiến bé sẽ thua thiệt nhiều hơn so với các bạn bè cùng trang lứa. Hiểu được tâm lý chung đó, bố mẹ hãy cùng Lily & WeCare tìm hiểu nội dung bài viết dưới đây để có thể dễ dàng nhận biết dấu hiệu của trẻ chậm phát triển thông qua từng giai đoạn.

Dấu hiệu trẻ chậm phát triển từ 4 tháng tuổi

Có thể nói khi trẻ bắt đầu được 4 tháng tuổi, đây là giai đoạn đánh dấu sự phát triển về mọi thứ ở con bạn mà hầu hết những đứa trẻ bình thường đều có. Lúc này bé đã có thể phản xạ được với mọi thứ xung quanh, các hoạt động như ngóc đầu, giữ đầu lâu hơn, lật người... Con đã sẵn sàng cười ra thành tiếng, biết dõi mắt hướng theo lời nói và hành động của bố mẹ. Và đặc biệt trẻ đã biết cách hóng chuyện, ư a để giao tiếp với mọi người xung quanh nhiều hơn.

Vì thế nếu ở 4 tháng tuổi, mà con bạn chưa thể tự nhấc người, không nằm lật được, ít hoạt động tay chân... thì có thể trẻ chậm phát triển hơn những đứa trẻ khác.

Cách nhận biết trẻ chậm phát triển qua từng giai đoạn

4 tháng tuổi con đã có thể ngóc đầu và biết hóng chuyện

Trẻ từ 6-9 tháng tuổi

Đây là lúc bé con nhà bạn đã bắt đầu cứng cáp hơn rất nhiều, con đã có thể tự ngồi một mình khá vững vàng và bò đi loanh quanh khắp nhà và cầm nắm được các vật dụng nhỏ. Đồng nghĩa rằng bạn phải nên chú ý đến trẻ nhiều hơn, cho con chơi ở những nơi đã được rào chắn an toàn. Vì trẻ có thể bám víu vào mọi vật để tự đứng lên, và men theo nó để di chuyển nên bố mẹ tuyệt đối không để bé một mình trong phòng, gần cầu thang... trẻ sẽ dễ dàng gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào. Bởi con còn quá nhỏ để kiểm soát hoạt động của mình.

Cũng vào thời điểm này, bố mẹ sẽ cực kỳ ngạc nhiên khi con đã có thể bập bẹ được một vài từ và thực hiện theo vài hành động mà bố mẹ dạy như vẫy tay, vỗ tay... Vậy nên trong khoảng thời gian này, mà con của bạn không thể tự ngồi vững và thân người còn khá lắc lư. Tay chân không linh hoạt, không thể cầm nắm hay vận động được một số động tác của tay... thì nguy cơ trẻ chậm phát triển là rất lớn.

Trẻ chậm phát triển ở 12 tháng tuổi

Với sự phát triển bình thường ở những giai đoạn trước, thì đến khi bé được 1 tuổi chắc chắn sẽ là cột mốc đánh dấu sự thay đổi vượt bậc ở trẻ. Vì hầu hết các bé lúc này đã có thể tự đứng chựng và thậm chí bắt đầu bước những bước đi đầu đời chập chững. Mẹ sẽ vô cùng ngạc nhiên khi mỗi lần gọi tên con, là bé lập tức quay đầu lại. Đây là biểu hiện hết sức đáng mừng, vì trẻ đã bắt đầu nghe và tập làm quen với những điều bạn nói.

Tuy nhiên có nhiều trường hợp, mặc dù đã tròn 1 tuổi nhưng các con vẫn chưa biết cách đứng chựng để giữ thăng bằng. Hoặc không thể nhấc chân tay di chuyển linh hoạt, không thể vịn và cầm nắm bất cứ đồ vật gì trong khi cơ thể có cảm giác ì ạch và hoạt động không được linh hoạt cho dù có sự hỗ trợ của bố mẹ. Với những trường hợp đặc biệt này, bạn cần lưu ý để nhanh chóng can thiệp xác định nguyên nhân và giúp đỡ cho trẻ. Vì đây đều là những dấu hiệu cho thấy trẻ chậm phát triển.

Cách nhận biết trẻ chậm phát triển qua từng giai đoạn

12 tháng tuổi, nếu con vẫn chưa thể tự bò cứng cáp thì có thể là dấu hiệu trẻ chậm phát triển

Từ 18 - 24 tháng tuổi

Nếu bé con nhà bạn đã bước qua 12 tháng tuổi, thì những tháng ngày sau đó trẻ sẽ ngày càng phát triển hơn nữa. Khi bé đã có thể chập chững đi, thì chỉ một thời gian ngắn sau đó con đã có thể tự tin đi một mình mà không cần sự trợ giúp từ bố mẹ hay bám vịn vào đồ vật xung quanh. Và khi bước qua 18 tháng tuổi, trẻ đã bắt đầu chạy nhanh hơn và bi bô nhiều câu từ ngô nghê.

Con có thể gọi tên và đòi đồ vật mà mình muốn, hay tự đi tìm chúng bằng cách "lục tung" mọi thứ lên mà không cần nhờ người khác giúp đỡ. Lúc con gần 2 tuổi, bé đã bập bẹ thuộc lời của một vài bài hát ngắn và có thể sử dụng các món đồ chơi lắp ráp một cách thành thạo. Cũng như gọi bố mẹ mỗi lúc đói, hay muốn đi tiêu/đi tiểu...

Trẻ từ 36 tháng tuổi

Nếu như con có những dấu hiệu phát triển bình thường, thì trong giai đoạn này bố mẹ sẽ hoàn toàn yên tâm khi nhìn thấy những biểu hiện tích cực của con như: nói nhiều hơn, biết kết hợp hành động kèm theo, biết trả lời bố mẹ khi được hỏi ai? làm gì? ở đâu?... Và đặc biệt ở tuổi này, con có thể kể cho bạn nghe một câu chuyện ngắn hay thuộc hết cả một bài hát mà bé hay nghe. Đồng thời bố mẹ cần chuẩn bị tâm lý để sẵn sàng giải đáp mọi điều cho trẻ, vì con sẽ luyên thuyên thắc mắc đặt nhiều câu hỏi.

Còn với khả năng vận động, bé hoàn toàn có thể chồm người hoặc nhảy lên để lấy món đồ vật nào đó. Thế nên bố mẹ cũng cần cẩn thận hơn trong việc quan sát hoạt động của con. Không cho con tiếp xúc với điện, lửa, nước sôi, các đồ vật sắc nhọn ở trên cao.

Cách nhận biết trẻ chậm phát triển qua từng giai đoạn

Trẻ bắt đầu trưởng thành hơn rất nhiều khi bước sang tuổi thứ 3

Với những thông tin mà Lily & WeCare vừa cung cấp bên trên, chúng tôi tin rằng các bậc phụ huynh đã có thêm cho mình những kiến thức nhất định để chu toàn hơn trong việc chăm sóc con cái. Trên cơ bản những dấu hiệu này chỉ là thước đo, cho biết được con bạn phát triển nhanh hay chậm chứ không thể khẳng định được điều gì. Vì hiện nay, có khá nhiều trường hợp trẻ phát triển chậm hơn so với lứa tuổi nhưng nó không phải là bệnh lý. Thế nên bố mẹ cần quan sát kỹ và nếu có nghi ngờ rằng trẻ chậm phát triển, thì cần đưa bé đến cơ sở y tế để được thăm khám và xác định rõ nguyên nhân.

>>> Xem thêm: Các dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh chậm phát triển

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!