Cách phòng chống cảm cúm cho trẻ sơ sinh mẹ nên biết

Kiến Thức Y Học - 05/14/2024

Vào những ngày thời tiết giao mùa, trẻ sơ sinh rất dễ bị tác động của môi trường bên ngoài dẫn đến bị cảm cúm và mệt mỏi. Điều này không những làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ mà còn khiến bố mẹ trở nên mệt mỏi. Vì vậy, Lily & WeCare sẽ giới thiệu tới các bố mẹ những cách phòng chống cảm cúm cho trẻ sơ sinh như dưới đây để bố mẹ tham khảo.

Vào những ngày thời tiết giao mùa, trẻ sơ sinh rất dễ bị tác động của môi trường bên ngoài dẫn đến bị cảm cúm và mệt mỏi. Điều này không những làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ mà còn khiến bố mẹ trở nên mệt mỏi. Vì vậy, Lily & WeCare sẽ giới thiệu tới các bố mẹ những cách phòng chống cảm cúm cho trẻ sơ sinh như dưới đây để bố mẹ tham khảo.

Tiêm phòng cúm giúp trẻ khỏe mạnh hơn

Theo các chuyên gia y tế, việc tiêm phòng cúm là cách tốt nhất giúp phòng chống cảm cúm cho trẻ sơ sinh. Thế nhưng, nhiều người lại quá lo lắng rằng chính những mũi tiêm đó sẽ khiến cho trẻ bị mắc bệnh nặng hơn. Trên thực tế thì sau khi tiêm xong, một số trẻ cũng bị cảm cúm nhẹ, có sốt nhưng sẽ không kéo dài quá 2 ngày sau khi tiêm vaccine. Nếu như có trường hợp trẻ bị cảm cúm ngay sau khi tiêm phòng thì phần đa là do trẻ đã bị virus tấn công trước khi vaccine có đủ thời gian để sản sinh ra chất kháng chống lại virus.

Thông thường, vaccine phòng cúm sẽ hoạt động hết công suất vào 2 tuần sau khi đã tiêm. Do đó, các bố mẹ nên cho trẻ đi tiêm phòng ít nhất 2 tuần trước khi bước vào mùa cúm. Bố mẹ cũng nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để biết được xem con mình hợp với loại vaccine nào nhất. Nếu như bé sợ tiêm, bố mẹ có thể tham khảo thêm loại vaccine dưới dạng thuốc xịt.

Cách phòng chống cảm cúm cho trẻ sơ sinh mẹ nên biết

Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cho trẻ

Mặc dù được tiêm phòng đầy đủ thì trẻ sơ sinh cũng cần được bố mẹ chú ý chăm sóc vệ sinh cho mình. Trước khi mẹ ăn bữa chính, ăn vặt hoặc chơi đùa với con thì nên rửa tay thật sạch bằng xà bông. Mẹ cũng nên chú ý cách rửa tay thật sạch cho con để tránh được những vi khuẩn gây ra bệnh.

Bố mẹ cũng nên khử trùng cho ngôi nhà mà mình đang ở, những món đồ chơi mà bé hay tiếp cận. Mẹ thường xuyên sắp xếp lại khu bếp ăn, những vật dụng trong nhà, lau bàn ghế thường xuyên và lau những bề mặt mà trẻ thường xuyên động tới. Ngoài ra, ống nghe điện thoại cũng là nơi mà trẻ thường được tiếp xúc nhiều nên mẹ cũng cần dọn vệ sinh sạch sẽ. Hơn nữa, cánh tủ lạnh, tay cầm lò vi sóng, các vật dụng trong gia đình cũng nên được vệ sinh sạch sẽ và khử trùng để tránh vi khuẩn.

Nên bổ sung vitamin C để phòng chống cảm cúm cho trẻ sơ sinh

Việc bổ sung vitamin C cho trẻ sơ sinh là cách hiệu quả để các mẹ giúp con có sức đề kháng cao, tránh được bệnh cảm cúm. Vitamin C có nhiều trog rau bắp cải, rau bina, các loại nước ổi, nước cam vào buổi sáng. Mẹ có thể ăn những thực phẩm đó và cho con bú mỗi ngày.

Cách phòng chống cảm cúm cho trẻ sơ sinh mẹ nên biết

Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cơ thể cho trẻ

Mẹ có thể chọn loại nhiệt kế kẹp vào người hoặc chạy bằng pin để dưới lưỡi để kịp thời theo dõi nhiệt độ cơ thể cho trẻ sơ sinh.

Khi thấy con đột nhiên bị sốt, ho, nghẹt mũi, mệt mỏi hay quấy khóc, bị ớn lạnh, cảm thấy đau tai, chán ăn, họng bị đau hoặc sưng hạch... thì mẹ cũng nên cảnh giác bởi đây rất có thể là dấu hiệu của bệnh cảm cúm. Khi đó, hãy đưa con tới gặp các bác sĩ sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm đến với con.

Như vậy, Lily & WeCare đã gửi tới các độc giả những cách để phòng chống cảm cúm cho trẻ sơ sinh ở bên trên. Hy vọng, những cách này sẽ giúp cho các bố mẹ chăm sóc và theo dõi con được tiện lợi nhất ngay từ khi con bắt đầu chào đời. Đừng chủ quan khi thấy con có triệu chứng cảm cúm, hãy đưa con đến gặp các bác sĩ để con được an toàn nhất có thể.

Xem thêm:

  • Phân biệt giữa cảm cúm và cảm lạnh ở trẻ sơ sinh
  • Bệnh cảm cúm ở trẻ nhỏ và cách điều trị ho cảm cúm

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!