Cảm giác người bệnh ung thư: Tội lỗi và sự cô đơn

Cần biết - 03/29/2024

Những người bị ung thư thường cảm thấy cô đơn hoặc xa cách với những người khác.

Tội lỗi

Nhiều người bị ung thư cảm thấy như đã làm điều gì sai trái. Ví dụ:

Bạn có thể tự đổ lỗi cho mình vì gây khó chịu cho những người mà bạn yêu thương.

Bạn có thể thấy lo lắng rằng mình là gánh nặng cho mọi người, cả về việc phải chăm sóc và gánh nặng kinh tế.

Bạn có thể thấy ghen tỵ với sức khoẻ của những người khác và bạn thấy xấu hổ vì cảm giác ghen tỵ này.

Thậm chí, bạn có thể tự trách mình về lối sống có thể đã dẫn đến bệnh ung thư. Ví dụ, việc tắm nắng gây ra bệnh ung thư da hoặc hút thuốc lá dẫn đến bệnh ung thư phổi.

Cảm giác người bệnh ung thư: Tội lỗi và sự cô đơn

Nhiều người bị ung thư cảm thấy như đã làm điều gì sai trái. (Ảnh minh họa: Internet)

Những cảm giác này là hoàn toàn bình thường đối với những người bị ung thư. Một phụ nữ bị ung thư vú đã nói: 'Khi tôi cảm thấy có lỗi rằng tôi đã gây ra bệnh ung thư của tôi, tôi đã nghĩ đến những đứa trẻ cũng sẽ bị ung thư. Điều này làm tôi nhận ra rằng bệnh ung thư có thể chỉ ngẫu nhiên xảy ra, đó không phải là lỗi của tôi'.

Gia đình và bạn bè của bạn có thể cũng cảm thấy có lỗi vì:

- Họ khoẻ mạnh trong khi đó bạn đang ốm yếu

- Họ không thể giúp bạn được nhiều như mong muốn

- Họ cảm thấy căng thẳng và sốt ruột

Họ có thể còn muốn là người tốt nhất và cảm thấy có tội khi họ không thể dành cho bạn tất cả sự chăm sóc và sự thông cảm mà bạn cần.

Những nhà tư vấn có thể giúp giải quyết những cảm giác có lỗi đó. Hãy để cho bác sĩ biết được nếu bạn hoặc người nào đó trong gia đình bạn muốn nói chuyện với một nhà tư vấn.

Sự cô đơn

Những người bị ung thư thường cảm thấy cô đơn hoặc xa cách với những người khác. Bạn có thể thấy rằng bạn bè có ít thời gian trong việc giải quyết căn bệnh ung thư của bạn và có thể không đến thăm được. Một số người thậm chí còn không gọi điện thoại hỏi thăm bạn được. Bạn có thể cảm thấy quá mệt mỏi để giữ được những sở thích riêng và các hoạt động mà bạn thường thích thú. Và đôi khi, thậm chí khi bạn đang có những người mà bạn yêu quý ở bên và chăm sóc, có thể bạn vẫn cảm thấy rằng chẳng có ai hiểu được mình đang nghĩ gì.

Bạn có thể thấy đỡ cô đơn hơn khi bạn gặp gỡ với những người cũng bị ung thư khác. Nhiều người cảm thấy tốt hơn khi họ tham gia một nhóm hỗ trợ và nói chuyện với những người khác cũng đang phải đối mặt với những thách thức giống nhau của bệnh ung thư. Chính bạn có thể là người đứng ra tổ chức một nhóm hỗ trợ như vậy.

Không phải tất cả mọi người đều muốn hoặc có thể tham gia vào một nhóm giúp đỡ nhau. Một số người thích nói chuyện với chỉ một người nào đó vào một thời điểm nhất định. Bạn có thể cảm thấy nói chuyện thoải mái hơn với một người bạn thân thiết hoặc một người trong gia đình, một người nào đó trong giáo hội của bạn hoặc một nhà tư vấn.

'Chia sẻ niềm vui nhân đôi hạnh phúc; chia sẻ nỗi buồn làm giảm đi một nửa (tục ngữ Thuỵ Điển)'.

>> Xem thêm:

Cảm giác người bệnh ung thư: Sự phủ nhận, cáu giận

Cảm giác người bệnh ung thư: Sợ hãi, lo lắng, căng thẳng

Cảm giác người bệnh ung thư: Mức độ đau đớn

Cảm giác người bệnh ung thư: Mất quyền lực và tự trọng

Cảm giác người bệnh ung thư: Buồn rầu và chán nản

Cảm giác người bệnh ung thư: Hy vọng

Hỏi đáp về bệnh ung thư vú

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!