Người ta cũng hay bị cảm lạnh hơn trong những ngày lạnh và mưa do một số vi-rút gây cảm lạnh xuất hiện theo mùa và xảy ra thường xuyên hơn trong điều kiện thời tiết lạnh hoặc ẩm ướt. Thời tiết lạnh làm hệ thống hô hấp của con người nhạy cảm hơn. Độ ẩm không khí thấp làm tăng tỷ lệ lây nhiễm do không khí khô làm vi-rút khuếch tán xa hơn và tồn tại lâu hơn...
Các triệu chứng điển hình ban đầu là ho, chảy nước mũi, nghẹt mũi và đau họng, hắt hơi đôi khi kèm theo đau cơ, mệt mỏi, đau đầu và mất cảm giác ngon miệng. Các triệu chứng này thường tự hết trong vòng từ 7 - 10 ngày.
Thuốc kháng sinh không có tác dụng ngăn chặn sự lây nhiễm của vi-rút cảm lạnh thông thường (Ảnh minh họa: Internet)
Hiện tại không có loại thuốc hay thảo dược nào có thể làm giảm thời gian bị cảm cúm. Việc điều trị chủ yếu chỉ làm giảm các triệu chứng bệnh.
Để giảm đau, hạ sốt có thể dùng thuốc paracetamol. Cần lưu ý, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc về liều lượng, cách dùng. Sau 4 - 6 giờ mới được dùng lại (nếu cần thiết). Không được dùng quá liều paracetamol, vì khi dùng quá liều sẽ gây ngộ độc cho gan, gây tổn thương gan và có thể dẫn tới tử vong.
Có thể dùng thuốc dextromethorphan để giảm ho. Đây là thuốc dùng để giảm ho nhất thời do kích thích nhẹ ở phế quản và họng như cảm lạnh thông thường hoặc hít phải các chất kích thích. Không dùng thuốc cho trẻ em dưới 2 tuổi, người bệnh có nguy cơ suy hô hấp và những người có bệnh ho khạc đờm, mủ. Thời gian tối đa dùng thuốc không quá 7 ngày.
Nên dùng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ (Ảnh minh họa: Internet)
Để ứng phó với triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, có thể dùng thuốc chống dị ứng clopheniramin. Tuy nhiên thuốc lại có các tác dụng phụ như gây buồn ngủ, mất tỉnh táo nên cần thận trọng khi làm những công việc đòi hỏi sự tỉnh táo. Các loại thuốc thông mũi như pseudoephedrine cũng khá hiệu quả trong điều trị cảm lạnh. Đây là thuốc được dùng để làm giảm tạm thời các triệu chứng sung huyết mũi đi kèm với viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch hoặc viêm mũi cấp do cảm lạnh.
Thuốc kháng sinh không có tác dụng ngăn chặn sự lây nhiễm của vi-rút cảm lạnh thông thường. Chỉ dùng kháng sinh khi có biến chứng hoặc nhiễm trùng thứ phát như viêm xoang, viêm họng hoặc nhiễm khuẩn tai...
Tuy nhiên khi dùng bất cứ loại thuốc nào cũng cần có chỉ định hoặc tư vấn của thầy thuốc.
Ngoài dùng thuốc, người bệnh cần nghỉ ngơi, uống nước để duy trì độ ẩm, súc miệng bằng nước muối là các phương pháp đơn giản, hiệu quả.
>> Xem thêm: Cúm nghiêm trọng hơn nhiều so với cảm lạnh
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!