Theo TS.BS Hoàng Đình Chân, Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Ung bứu Hưng Việt, ước tính tại thủ đô Hà Nội trung bình tỷ lệ được chẩn đoán ung thư phổi vào khoảng 40/100.000 dân và ở TP HCM là khoảng 30/100.000 người. Khoảng 20.000 được phát hiện mắc mới mỗi năm trong phạm vi cả nước, trong đó tỷ lệ tử vong là khoảng 17.000 người.
Những yếu tố khiến căn bệnh ngày càng gia tăng bao gồm không khí ô nhiễm, thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia, tiếp xúc với các hóa chất độc hại…
Bệnh nhân ung thư phổi có cơ hội được điều trị hiệu quả với loại thuốc mới. Ảnh: Cityofhope.
Khó phát hiện ở giai đoạn đầu
Ung thư phổi được đánh giá là một căn bệnh phổ biến cũng như tỷ lệ người mắc bệnh, tử vong ngày một tăng. Tuy nhiên, việc phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu lại rất khó khăn.
'Nếu bệnh có thể được phát hiện ở giai đoạn đầu khả năng đáp ứng điều trị tốt, tỷ lệ sống có thể lên đến hơn 70%. Ngược lại, đối với những bệnh nhân được phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn cuối tỷ lệ tử vong rất lớn. ơn 9H0% bệnh nhân tử vong sau 1 năm kể từ khi phát hiện bệnh', TS Hoàng Đình Chân cho hay.
Tại Việt Nam, đa phần bệnh nhân được phát hiện khi đã ở giai đoạn muộn, chỉ 10-20% được chẩn đoán ở giai đoạn sớm. Theo TS Chân ở giai đoạn sớm bệnh có những triệu chứng rất nghèo nàn, bệnh nhân dễ nhầm lẫn với những bệnh lý về đường hô hấp khác.
Ung thư phổi: Phân loại (Việt hóa bởi Songkhoe.vn)
Chẩn đoán ung thư phổi như thế nào?
Vẫn theo TS Chân, rất nhiều bệnh nhân ung thư phổi không hề có triệu chứng ở giai đoạn đầu, đến khi có các triệu chứng như ho, đau ngực, khó thở, gầy sút cân... họ mới đi khám. Khi đó, hầu hết các trường hợp bệnh đều đã ở giai đoạn muộn, không thể chỉ định phẫu thuật. Thời gian sống sau khi được phát hiện rất ngắn.
Nếu nghi ngờ ung thư phổi, bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm xét nghiệm tế bào trong đờm (quan sát dưới kính hiển vi những tế bào lấy từ mẫu dịch nhầy ở phổi khi ho) là một xét nghiệm đơn giản mà có thể có ích cho việc phát hiện ra bệnh ung thư. Tuy nhiên, muốn chẩn đoán chính xác, bác sĩ phải nghiên cứu mô phổi.
Sau khi xác định tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ tiến hành phân giai đoạn để biết được tế bào ung thư đã lan rộng đến bộ phận nào của cơ thể. Ung thư phổi thường ảnh hưởng đến não hoặc vào xương. Việc tìm ra giai đoạn sẽ giúp cho bác sĩ lập kế hoạch điều trị.
>> Xem thêm: Nếu có những dấu hiệu sau, bạn nên đi khám ung thư phổi
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!