Căn bệnh ung thư phổi nữ diễn viên Mai Phương mắc nguy hiểm như thế nào?

Cần biết - 11/24/2024

Nữ diễn viên cảm thấy mệt mỏi, khó thở trong nửa tháng trở lại đây. Cách đây vài ngày, căn bệnh ung thư phổi của Mai Phương có dấu hiệu di căn nên gia đình đã nhanh chóng đưa cô vào bệnh viện.

Căn bệnh ung thư phổi nữ diễn viên Mai Phương mắc nguy hiểm như thế nào?

Bệnh tình của nữ diễn viên Mai Phương luôn được công chúng quan tâm.

Nữ diễn viên Mai Phương mới nhập viện vì căn bệnh ung thư phổi di căn. Ung thư phổi di căn tiên lượng nguy hiểm bởi tỷ lệ sống quá 5 năm rất thấp.

Ung thư phổi là căn bệnh phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới, theo thống kê của GLOBOCAN năm 2018 ung thư phổi là bệnh ung thư có số bệnh nhân mắc mới và tử vong cao nhất với hơn 2 triệu ca mắc mới mỗi năm và hơn 1,7 triệu người tử vong do ung thư phổi.

Trong ung thư phổi, theo phân loại năm 2015 của tổ chứ y tế thế giới (WHO) ung thư phổi được chia thành các nhóm: Ung thư phổi không tế bào nhỏ (là nhóm hay gặp) chiếm khoảng 80% bệnh nhân, tiếp theo là ung thư phổi tế bào nhỏ chiếm 15% bệnh nhân, ngoài ra còn một nhóm chưa định type khoảng 5% bệnh nhân.

Ung thư phổi tế bào nhỏ là một loại u thần kinh nội tiết với các đặc điểm như tiến triển nhanh, di căn sớm và thường nhạy cảm với hóa chất và xạ trị tuy nhiên thường đề kháng với điều trị khi tiến triển, di căn, tỷ lệ sống sót trên 5 năm của nhóm bệnh nhân đã di căn xa là 2%.

Bệnh biểu hiện lâm sàng đa dạng tuy nhiên thường các có các triệu chứng của hội chứng cận ung thư như: Tăng calci máu, hội chứng tăng tiết ADH không thích hợp (SIADH)...

Trong điều trị ung thư, các bác sĩ sẽ cùng nhau để lên kế hoạch điều trị cho bệnh nhân được gọi là hội chẩn đa chuyên khoa. Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ bao gồm sự kết hợp các phương pháp khác nhau chẳng hạn như hóa trị, liệu pháp miễn dịch, xạ trị hoặc phẫu thuật. Việc chỉ định điều trị là tùy thuộc vào giai đoạn bệnh.

Hóa trị là việc sử dụng các thuốc gây độc tế bào, thuốc có tác dụng giúp tiêu diệt, hạn chế khả năng phát triển, phân chia của tế bào ung thư. Do sự lây lan nhanh chóng của bệnh, đây là phương pháp điều trị chính trong ung thư phổi không tế bào nhỏ.

Hóa trị thường được sử dụng là các phác đồ có: Etoposide hoặc Irinotecan kết hợp với một thuốc nhóm Platium như Cisplatin hoặc Carboplatin.

Các bệnh nhân ở giai đoan tại chỗ thường được điều trị hóa xạ trị kết hợp trong vài tuần, với các bệnh nhân giai đoạn lan tràn, việc điều trị hóa trị thường kéo dài 3 đến 4 tháng.

Những tác dụng phụ của hóa chất tùy thuộc vào thể trạng bệnh nhân và liều lượng hóa chất. Các tác dụng phụ có thể gặp như: Chán ăn, buồn nôn, nôn nhiễm khuẩn, rụng tóc, tiêu chảy…

Liệu pháp miễn dịch những năm gần đây đã mang lại nhiều hi vọng mới cho bệnh nhân ung thư. Liệu pháp miễn dịch giúp cho cơ thể tang cường khả năng nhận biết và chống lại tế bào ung thư. Các thuốc đã được nghiên cứu sử dụng cho bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ: Atezolizumab (Tecentriq), Nivolumab (Opdivo), Pembrolizumab (Keytruda).

Liệu pháp miễn dịch cũng có thể gây ra các tác dụng phụ khác nhau, hãy nói chuyện với bác sĩ để họ có những lời khuyên cho bạn.

Với các bệnh nhân giai đoạn tại chỗ hóa xạ trị kết hợp thường được chỉ định, việc xạ trị nên bắt đầu khi vào tháng thứ nhất hoặc tháng thứ 2 của hóa trị.

Bệnh nhân giai đoạn tại chỗ sau khi điều trị hóa xạ trị, một chỉ định xạ trị dự phòng tại não sẽ được chỉ định, nó đã chứng mình giúp kéo dài thời gian sống thêm của bệnh nhân.

Bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ giai đoạn lan tràn đôi khi sẽ được chỉ định xạ trị vào ngực dự phòng.

Cũng giống như hóa trị, việc xạ trị cũng gây ra các tác dụng phụ cho bệnh nhân như mệt mỏi, chán ăn, đau họng, nuốt khó, một số tác dụng phụ trên da cũng có thể gặp, tuy nhiên nó sẽ mất khi kết thúc quá trình xạ trị.

Một tác dụng phụ khá nghiêm trọng của xạ trị là viêm phổi do xạ trị, nó có thể gặp sau vài tháng, thậm trí vài năm sau xạ trị biểu hiện lâm sang là bệnh nhân ho, sốt, khó thở…. Các triệu chứng này nếu nặng có thể phải cần đến các thuốc như Steroid.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!